Vaccine COVID-19 có thể xuất hiện phản ứng chậm tại chỗ tiêm
Khi việc sử dụng vaccine COVID-19 tăng lên, việc nhận biết và hiểu rõ về các tác dụng phụ của vaccine là điều cần thiết, giúp người tiêm có thể an tâm hoặc biết cách ứng phó kịp thời.
Phản ứng tại chỗ có thể xuất hiện sau 7 ngày tiêm vắc-xin...
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Yale New Haven (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu các trường hợp có các phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm trên da từ ngày 20/1 đến ngày 12/2/2021. Trong số những người tham gia nghiên cứu xuất hiện các phản ứng da cục bộ chậm phát triển trong khoảng trung bình 7 ngày (từ 2 đến 12 ngày) sau khi nhận vắc-xin mRNA COVID-19. Những phản ứng này xảy ra tại chỗ hoặc gần chỗ tiêm và được mô tả là các mảng màu hồng ngứa, đau và phù nề.
Kết quả mẫu sinh thiết da tại chỗ phản ứng cho thấy thâm nhiễm hỗn hợp nhẹ chủ yếu quanh mạch với tế bào lympho và bạch cầu ái toan. Trong số người tham gia nghiên cứu, 95% có phản ứng với liều vắc-xin đầu tiên; 75% phát triển phản ứng tại chỗ tiêm tương tự với liều vắc-xin thứ hai và phát triển phản ứng sớm hơn so với liều đầu tiên.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện lâm sàng và mô bệnh học chỉ ra rằng các phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm đối với vắc-xin mRNA COVID-19 là một phản ứng quá mẫn chậm, nhưng chúng tự giới hạn và không liên quan đến các tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin.
...Nhưng không chống chỉ định với tiêm vắc-xin
Các trường hợp phản ứng da cục bộ chậm đối với vắc-xin mRNA COVID-19, được gọi là “nhánh COVID”, phù hợp với các phát hiện lâm sàng và mô bệnh học đối với các phản ứng quá mẫn loại chậm. Phản ứng chậm này khác biệt với phản ứng đau, đỏ và sưng cục bộ được thấy 1 ngày sau một trong hai liều tiêm. Nhánh COVID có phản ứng ban đỏ, ngứa, cứng và đau.
Phản ứng tiêm tại chỗ xuất hiện muộn sau khoảng 7 ngày, nhưng không phải là chống chỉ đinh tiêm vắc-xin.
Trước đó, trong nghiên cứu thử nghiệm, các triệu chứng COVID-19 ở cánh tay được báo cáo trong thử nghiệm giai đoạn 4 xuất hiện vào ngày thứ 8 sau liều đầu tiên (244 trong tổng số 30.351 người tham gia thử nghiệm, chiếm 0,8%) hoặc liều thứ hai (68 trong số 30.351 tổng số người tham gia thử nghiệm chiếm 0,2%). Các phản ứng này sẽ hết sau 4 đến 5 ngày.
Trong nghiên cứu này, các phát hiện về thời gian và mô bệnh học của phản ứng cho thấy khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào liên quan đến các phản ứng quá mẫn kiểu chậm. Những quan sát này phù hợp với một loạt nghiên cứu trường hợp gần đây của các nhà khoa học.
Các mẫu sinh thiết da trong những nghiên cứu trước cho thấy thâm nhiễm viêm quanh mạch và mô kẽ với tế bào lympho, bạch cầu ái toan và thay đổi biểu bì tối thiểu. Các phát hiện mô bệnh học là đặc trưng của phản ứng quá mẫn da, có thể thấy khi phản ứng với thuốc. Các nhà khoa học cho rằng, các phản ứng chậm cục bộ trên da của vắc-xin mRNA COVID-19 có thể liên quan đến phản ứng của tế bào T với tá dược vắc-xin, hạt nano lipid hoặc thành phần mRN.
Các nhà khoa học cho biết: Trái ngược với các phản ứng quá mẫn tức thì (sốc phản vệ, nổi mày đay), những phản ứng “nhánh COVID” không phải là chống chỉ định cho việc tiêm chủng tiếp theo.
Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học đề nghị Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thêm phản ứng chậm trễ này vào chương trình kiểm tra sức khỏe và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe gửi các trường hợp phản ứng chậm với vắc-xin COVID-19 trên da cho Học viện Da liễu Hoa Kỳ…
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ hiện đang khuyến cáo những bệnh nhân gặp phải các phản ứng quá mẫn tức thì (nổi mày đay) trong vòng 4 giờ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 nên hoãn liều thứ hai cho đến khi tham khảo ý kiến của bác sĩ miễn dịch - dị ứng. Ngược lại, phản ứng quá mẫn cục bộ chậm được miêu tả trong nghiên cứu này không phải là chống chỉ định đối với việc tiêm chủng tiếp theo. Bệnh nhân cũng như các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên biết rằng loại phản ứng này có thể phát triển nhanh hơn sau liều vắc-xin thứ hai.
Nguồn: [Link nguồn]
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc triển khai công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 gửi bệnh viện và các Sở...