Vắc-xin chữa ung thư: Hiệu quả đến đâu hay chỉ là chuyện hư cấu, quảng cáo?
Theo TS.BS. Kenichiro Hasumi, phương pháp điều trị mới này là sử dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân điều trị cho chính cơ thể của bệnh nhân mà không dựa vào hóa trị, xạ trị.
Ảnh minh họa.
Liệu pháp mới?
Câu chuyện điều trị bằng vắc -xin tự thân đang gây nóng trong cộng đồng người bệnh ung thư. Họ tin rằng phương pháp mới này có thể giúp mình chiến thắng căn bệnh ung thư.
Từ tháng 3, tại Bệnh viện Gia An 115, TP.HCM đã tổ chức tư vấn về điều trị ung thư bằng vắc- xin tự thân Hasumi, đây là công trình của TS.BS. Kenichiro Hasumi ở Nhật Bản.
Theo đó, phương pháp chiết tách vắc xin sẽ được lấy từ mỗi một khối u xuất hiện trong cơ thể đều được chích lấy tế bào, sau đó lấy tế bào đó tạo ra kháng thể ung thư và đưa vào cơ thể giúp triệt tiêu những tế bào ung thư. Nhưng không phải bệnh ung thư nào cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị này mà bệnh ung thư gan, ung thư túi mật, tuyến tụy chưa phù hợp với cách điều trị này.
Theo TS.BS. Kenichiro Hasumi: có hai loại văc-xin điều trị ung thư. Đó là loại văc-xin điều trị và loại văc-xin dự phòng tránh tái phát. Văc-xin dự phòng chỉ sử dụng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn 1, giai đoạn 2, đã được phẫu thuật, sau đó tiêm văc -xin dự phòng này vào để bệnh nhân tránh bị tái phát.
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu việc điều trị ngay từ đầu với văc-xin này, không điều trị hóa trị, xạ trị thì có khoảng 70% bệnh nhân được chữa khỏi bệnh, đồng thời giảm sự được đau đớn của việc điều trị ung thư thông thường như hóa trị, xạ trị.
Với những bệnh nhân ung thư giai đoạn 4, giai đoạn nặng nhất của bệnh ung thư thì việc tiêm vắc-xin điều trị ung thư này cũng sẽ cứu sống được nhiều bệnh nhân. Theo nhiên cứu, phương pháp điều trị mới này đã điều trị cho hơn 22.000 người ở hàng chục quốc gia trên thế giới.
Cần xem xét kỹ
Tuy nhiên, TS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết vắc- xin trong điều trị ung thư vẫn chỉ là quảng cáo.
Bác sĩ Vũ cho rằng vắc- xin là thành tựu quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, có nhiều loại vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như lao, dịch tả, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… Thời gian trước, một số bác sĩ đã nhận thấy có mối liên hệ giữa bệnh nhiễm trùng và ung thư, chẳng hạn một số ít bệnh nhân hết bệnh ung thư sau đợt nhiễm trùng nặng, có thể do vi trùng đã khởi phát hệ miễn dịch và tình cờ chống lại khối u.
Thật ra, một số vắc- xin ngừa bệnh truyền nhiễm cũng góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư như vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B đối với ung thư gan, vắc-xin ngừa vi-rút sinh u nhú ở người (HPV) và ung thư cổ tử cung. Trong y khoa, từ lâu, các bác sĩ đã dùng vắc- xin ngừa bệnh lao (BCG) trong điều trị ung thư bàng quang giai đoạn sớm. Tuy nhiên, các vắc -xin trực tiếp ngừa và điều trị bệnh ung thư chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây và kết quả còn khiêm tốn.
Cùng nguyên lý với việc chế tạo vắc- xin trong bệnh truyền nhiễm, các nhà khoa học cố gắng lấy những thành phần từ khối u như như protein, DNA… và “huấn luyện” tế bào miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công chính xác vào khối u. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình này khó khăn rất nhiều so với lý thuyết.
Bác sĩ Vũ cho biết, ung thư là tự tế bào bên trong cơ thể, khác với vi trùng từ bên ngoài xâm nhập vào, do đó tế bào ung thư không hoàn toàn “lạ” với hệ miễn dịch, tế bào ung thư có khả năng thích ứng và tạo những đột biến giúp lẩn tránh và đề kháng với các liệu pháp điều trị.
Vắc -xin điều trị ung thư giống như thuốc, nghĩa là mang tính đặc hiệu, mỗi loại vắc -xin điều trị cho một loại ung thư cụ thể và trong một giai đoạn cụ thể, chẳng hạn sipuleucel-T chỉ dùng cho ung thư tiền liệt tuyến kháng nội tiết và có nhiều tác dụng phụ như sốt, phát ban, rối loạn tiêu hóa cho đến các phản ứng miễn dịch nặng như viêm gan, viêm phổi…
Do đó, một loại vắc- xin giúp ngừa và điều trị các loại ung thư khác nhau ở tất cả các giai đoạn và không có tác dụng phụ chỉ là chuyện hư cấu, quảng cáo từ các công ty dược như trường hợp một loại vắc -xin được cho là từ Nhật tại một bệnh viện tư gần đây. Hiện nay, có nhiều quảng cáo và lời đồn đại liên quan đến bệnh ung thư, với các “chuyên gia” được cho là từ Nhật, Mỹ, Ấn Độ… nhưng phần lớn đều là những thông tin sai lầm và không khoa học, do đó người bệnh nên tham khảo thêm các bác sĩ chuyên khoa hoặc các trang thông tin đáng tin cậy – TS Vũ khuyến cáo.
Hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vọt vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới. Đây là căn bệnh gây tử vong cho khoảng...