Ưu tiên người già, trẻ em ăn đồ cúng ngày Tết: Sai lầm!

Sự kiện: Sống khỏe

Thức ăn sau khi cúng thường nguội lạnh và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nếu cho trẻ và người già ăn rất dễ bị tiêu chảy, vì vậy cần ăn ngay khi món ăn vừa nấu chín.

Ưu tiên người già, trẻ em ăn đồ cúng ngày Tết: Sai lầm! - 1

Thức ăn sau khi cúng thường nguội lạnh và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. 

Tết Nguyên đán, người lớn thì tất bật lo toan cho gia đình, chuẩn bị các đồ cúng lễ và  tục lệ thăm hỏi họ hàng. Thế nhưng, việc chăm sóc trẻ cũng cần được cha mẹ lưa tâm thông qua bữa ăn, giấc ngủ để đảm bảo sức khoẻ của trẻ.

BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, một số người còn quan niệm đồ sau cúng lễ giúp cho “trẻ ăn no, chóng lớn, người già khoẻ mạnh”. Chính vì vậy, thức ăn sau khi cúng hay ưu tiên cho người già và trẻ em “gọi là thụ lộc”.

“Thức ăn này thường nguội lạnh và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nếu cho trẻ và người già ăn rất dễ bị tiêu chảy, vì vậy cần ăn ngay khi món ăn vừa nấu chín”, bác sĩ Tiến cho hay.

Cũng theo bác sĩ Tiến, ngày Tết, nhà nào cũng có mứt, bánh kẹo, nước ngọt, hạt dưa, hạt bí,..Trẻ dùng nhiều nước ngọt, bánh kẹo, dùng trước bữa ăn sẽ dẫn tới chán ăn khi đến bữa ăn. Hạt dưa, hạt bí và một số loại hạt khác dễ bị hư hỏng, mốc, mứt và bánh kẹo không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ không tốt cho sức khoẻ của trẻ. Vì vậy hạn chế cho trẻ ăn mứt, bánh kẹo, uống nước ngọt và các loại hạt trên.

Ngoài ra, phong tục ngày tết, con cháu thường đi chúc tết những người lớn tuổi, họ hàng, bạn bè,...là ngày để sum họp đầy đủ các thành viên trong gia đình, đặc biệt những người đi làm xa nhà, xa quê.

Khi đi bố mẹ thường mang theo trẻ nhỏ, chính việc đi lại nhiều trong ngày tết mà bữa ăn và giấc ngủ của trẻ bị đảo lộn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, nhất là khi thời tết nóng bức, mưa phùn, lạnh giá.

Vì vậy, tốt nhất, chỉ khi các bà mẹ chủ động, quan tâm, chăm lo đến bữa ăn, giấc ngủ và giữ đủ ấm khi thời tết thay đổi để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

Bên cạnh đó, ngày tết người lớn thường mừng tuổi các cháu nhỏ tiền gọi là “lì xì”. Về phong tục “lì xì” để mong các cháu hay ăn, chóng lớn, mạnh khoẻ, học giỏi, chăm ngoan. Một số trẻ khi có tiền là mua các đồi chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ như súng, các thức ăn cháu ưa thích không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Vì vậy bố mẹ cần kiểm tra và quản lý tiền  “lì xì” của trẻ để tránh những điều đáng tiếc có thể xẩy ra.

Ngày Tết, việc “hiếu-nghĩa” theo phong tục của người Việt Nam rất đáng tôn trọng và gìn giữ. Phong tục đó thực sự có ý nghĩa hơn khi các cháu nhỏ và mọi người trong gia đình sức khoẻ được đảm bảo, không bị xảy ra các vụ ngộ độc về thực phẩm. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong khi chế biến, bảo quản là rất quan trọng, không ăn thức ăn khi nghi ngờ ôi thiu.

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, Tết cổ truyền là dịp vui nhất trong năm, nhưng để dịp vui đó được trọn vẹn. Các bà mẹ cần nhớ: Cho trẻ ăn đủ nhu cầu cần thiết, ăn đủ 4 nhóm thực phẩm:

Cho trẻ ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Sức khoẻ của trẻ chỉ đảm bảo khi bữa ăn và giấc ngủ không bị thay đổi.

Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ bị ôi thiu, nghi ngờ ôi thiu, thức ăn chế biến từ bữa trước,... đề phòng tiêu chảy.

Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống các loại nước ngọt làm cho trẻ chán ăn đặc biệt trước bữa ăn.

Khi phải đi xa cần chuẩn bị quần áo đề phòng thời tết thay đổi: nắng nóng, lạnh, mưa phùn... làm trẻ dễ mắc bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN