Uống trà xanh: có lúc tốt hơn thuốc bổ, có thời điểm lại như uống ‘thuốc độc’

Sự kiện: Sống khỏe

Trà có nhiều tác dụng như kéo dài tuổi thọ, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy giảm cân, hỗ trợ trí nhớ… nhưng khi uống cần phải nhớ kỹ những ‘thời điểm vàng’ sau để tránh rước bệnh vào thân.

Trà xanh được coi là một trong những thức uống rẻ tiền và lành mạnh nhất của người Việt Theo y học cổ truyền Trung Hoa và thảo mộc cổ truyền Ấn Độ, trà xanh giúp tiêu hoá tốt, chữa lành vết thương, tăng cường sức khoẻ tim mạch, ổn định đường huyết, cải thiện tình hình tiêu hoá và thúc đẩy chức năng thần kinh.

Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết, trà xanh là một trong những đồ uống lành mạnh nhất do chứa flavonoid có thể giảm viêm, cholesterol xấu, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Nhưng điều này không đồng nghĩa bạn có thể uống trà xanh vào bất kỳ lúc nào trong ngày.

Uống trà xanh: có lúc tốt hơn thuốc bổ, có thời điểm lại như uống ‘thuốc độc’ - 1

Thời điểm tốt nhất để uống trà xanh

Vào buổi sáng

Uống một tách trà xanh vào buổi sáng giúp tăng sự tập trung và tỉnh táo. Đặc tính này của thức uống là do sự hiện diện của caffeine, một chất kích thích được thể hiện để tăng cường sự chú ý và tỉnh táo.

Tuy nhiên, không giống như cà phê và các loại đồ uống chứa caffein khác, trà xanh cũng chứa L-theanine , một loại axit amin có tác dụng làm dịu tinh thần.

L-theanine và caffeine phối hợp với nhau để cải thiện chức năng và tâm trạng của não mà không gây ra tác dụng phụ tiêu cực.

Vì lý do này, thưởng thức trà xanh vào buổi sáng là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới của bạn. Tuy nhiên nên uống sau khi ăn sáng.

Lúc tập thể dục

Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống trà xanh đặc biệt có lợi ngay trước khi tập luyện.

Một nghiên cứu trên 12 người đàn ông đã phát hiện ra rằng tiêu thụ trà xanh trước khi tập thể dục giúp đốt cháy chất béo tăng 17% so với giả dược.

Một nghiên cứu khác ở 13 phụ nữ cho thấy uống 3 tách trà xanh vào ngày trước khi tập thể dục và một tách 2 giờ trước khi tập giúp tăng đốt cháy chất béo trong khi tập thể dục.

Hơn thế nữa, trà có thể tăng tốc độ phục hồi sau khi tập luyện cường độ cao, vì một nghiên cứu ở 20 người cho thấy rằng bổ sung 500 mg chiết xuất trà xanh làm giảm các dấu hiệu tổn thương cơ do tập thể dục.

Uống trà xanh: có lúc tốt hơn thuốc bổ, có thời điểm lại như uống ‘thuốc độc’ - 2

Thời điểm nên tránh xa trà xanh

Không uống trước giờ đi ngủ

Có nhiều cách để thưởng thức trà xanh như pha trà túi lọc, nấu lá chè tươi hoặc pha trà mạn. Dù có khả năng giảm stress và cải thiện tâm trạng, trà xanh chứa một hàm lượng caffeine đáng kể có thể khiến bạn mất ngủ.

Những người gặp các vấn đề về giấc ngủ nên tránh uống trà xanh vào ban đêm, quá gần giờ ngủ. Nếu "thèm" một tách trà xanh vào buổi tối, bạn nên uống trà ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Không uống khi bụng đói

Nhiều người lầm tưởng uống 1 ly trà xanh ngay sau khi thức dậy, lúc dạ dày còn trống không sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này gây hại nhiều hơn lợi. Polyphenol là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà, có khả năng kích thích quá trình sản xuất acid trong dạ dày. Do đó, uống trà khi bụng đói có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.

Không uống ngay sau khi uống thuốc

Nếu thường xuyên uống thuốc với trà xanh, bạn nên bỏ thói quen này ngay lập tức. Các hóa chất trong dược phẩm có thể phản ứng với trà xanh và làm tăng mức độ acid trong dạ dày. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc để hạn chế các tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp trà với thuốc.

Không uống trong và ngay sau bữa ăn

Trà xanh là thức uống hỗ trợ tiêu hóa, tuy nhiên, uống trà xanh trong và ngay sau bữa ăn lại ức chế quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Về lâu dài, thói quen này có thể khiến bạn thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết như sắt. Do đó, bạn nên uống trà sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.

Uống trà xanh: có lúc tốt hơn thuốc bổ, có thời điểm lại như uống ‘thuốc độc’ - 3

Những lưu ý khi uống trà xanh

Không uống trà xanh quá nóng

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia nhiệt độ trà thành "rất nóng" - có nghĩa là nhiệt độ trên 60 ° C và ấm (dưới 60 ° C), xem xét cả thời gian từ khi rót trà đến khi uống từ 2-6 phút chờ đợi. Nghiên cứu cho thấy rằng, uống 700 ml trà "rất nóng" mỗi ngày làm tăng 90% khả năng mắc ung thư thực quản so với uống cùng một lượng trà lạnh hoặc trà ấm hàng ngày.

Nguyên nhân gây tăng nguy cơ ung thư có thể là do nước nóng sẽ làm hỏng lớp lót niêm mạc thực quản, từ đó tăng kích thích lặp đi lặp lại, tạo ra các hợp chất gây viêm dẫn đến sự hình thành khối u.

Vì thế, hãy uống trà xanh ấm để có kết quả tốt nhất.

Không uống trà quá đặc

Trong trà xanh có chứa hàm lượng caffeine và tannin nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

Không uống trà xanh để qua đêm

Trà xanh được hãm quá 12 tiếng hoặc để qua đêm sẽ sản sinh ra các amin thứ cấp, có thể chuyển đổi thành chất gây ung thư – nitrosamine. Ngoài ra, trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người dùng.

Trà xanh rất tốt nhưng những người này tránh cho xa kẻo tự hại thân

Lợi ích của trà xanh rất nhiều nhưng không phải ai cũng thích hợp để uống. Có những người không nên uống trà xanh thường xuyên, kẻo gây nên những tác hại nghiêm trọng về...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền (T/h) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN