Uống trà đen mỗi ngày có thể có lợi cho sức khỏe của bạn khi về già

Sự kiện: Sống khỏe

Uống trà đen thường xuyên có thể giúp bạn có sức khỏe tốt hơn khi về già.

Theo Hindustan Times, một tách trà hàng ngày có thể giúp bạn tận hưởng sức khỏe tốt hơn khi về già, tuy nhiên nếu bạn không phải là người thích uống trà, bạn có thể thêm những thứ khác vào chế độ ăn uống của mình.

Điều quan trọng là flavonoid, là những chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống phổ biến như trà đen và trà xanh, táo, các loại hạt, trái cây họ cam quýt, quả mọng,... từ lâu đã được biết là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Edith Cowan (ECU) cho thấy chúng thậm chí còn tốt hơn cho chúng ta so với suy nghĩ trước đây.

Uống trà đen thường xuyên có thể giúp bạn có sức khỏe tốt hơn khi về già. Ảnh: Unsplash

Uống trà đen thường xuyên có thể giúp bạn có sức khỏe tốt hơn khi về già. Ảnh: Unsplash

The Heart Foundation đã thực hiện một nghiên cứu trên 881 phụ nữ lớn tuổi (tuổi trung bình là 80), cho thấy họ ít có khả năng bị vôi hóa động mạch chủ bụng (AAC) tích tụ trên diện rộng nếu họ tiêu thụ nhiều flavonoid trong chế độ ăn uống.

AAC là tình trạng vôi hóa động mạch chủ bụng, đây là động mạch lớn nhất trong cơ thể cung cấp máu có oxy từ tim đến các cơ quan vùng bụng và các chi dưới và là yếu tố dự báo nguy cơ tim mạch như đau tim và đột quỵ.

Nó cũng đã được coi là một yếu tố dự đoán đáng tin cậy cho chứng mất trí nhớ ở giai đoạn cuối đời.

Ông Ben Parmenter, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đổi mới Dinh dưỡng và Sức khỏe ECU cho biết, mặc dù có nhiều nguồn flavonoid trong chế độ ăn uống, nhưng một số thực phẩm có lượng đặc biệt cao, chẳng hạn như trà đen hoặc xanh, quả việt quất, dâu tây, cam, rượu vang đỏ, táo, nho khô/nho và sô cô la đen.

Có nhiều loại flavonoid khác nhau, chẳng hạn như flavan-3-ols và flavonol, mà nghiên cứu chỉ ra rằng dường như cũng có mối quan hệ với AAC.

Những người tham gia nghiên cứu có tổng lượng flavonoid, flavan-3-ol và flavonol hấp thụ cao hơn có khả năng mắc AAC thấp hơn 36-39%.

Trà đen là nguồn cung cấp tổng số flavonoid chính của nhóm nghiên cứu và cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc AAC thấp hơn đáng kể. So với những người trả lời không uống trà, những người tham gia uống từ 2 đến 6 cốc mỗi ngày có ít hơn 16-42% cơ hội mắc AAC.

Tuy nhiên, một số nguồn flavonoid khác trong chế độ ăn uống như nước ép trái cây, rượu vang đỏ và sô cô la, không cho thấy mối liên hệ có lợi đáng kể với AAC.

Mặc dù trà đen là nguồn cung cấp flavonoid chính trong nghiên cứu, tuy nhiên mọi người vẫn có thể hưởng lợi từ flavonoid ngoài việc uống trà đen.

Parmenter, cho biết: “Trong số những phụ nữ không uống trà đen, tổng lượng flavonoid không phải đến từ trà dường như cũng bảo vệ chống lại quá trình vôi hóa động mạch trên diện rộng. Điều này rất quan trọng vì nó cho phép những người không uống trà vẫn được hưởng lợi từ flavonoid trong chế độ ăn uống của họ. Điều này có nghĩa là flavonoid từ các nguồn khác ngoài trà đen có thể bảo vệ chống lại AAC khi không uống trà."

AAC là yếu tố dự báo chính về các sự kiện bệnh mạch máu và nghiên cứu này cho thấy lượng flavonoid hấp thụ, có thể bảo vệ chống lại AAC, có thể dễ dàng đạt được trong chế độ ăn của hầu hết mọi người, theo Hindustan Times.

Uống trà, rượu vang chặn được nhóm bệnh khiến y học bó tay?

Một nghiên cứu mới cho thấy những người ăn hoặc uống điều độ các loại trái cây, trà và rượu vang dường như tiến triển chậm hơn khi lỡ mắc phải một trong những loại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT LINH ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN