Uống sữa buổi sáng nếu có 1 trong 5 dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng bệnh

Uống sữa đúng cách có thể tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ, ngược lại uống không đúng lại có thể mang bệnh vào người.

Nhiều người thường có thói quen uống sữa vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, không hẳn uống sữa vào buổi sáng sớm là tốt nhất.

Chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng 1- 2 tiếng. Ảnh minh họa

Chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng 1- 2 tiếng. Ảnh minh họa

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì bạn không nên uống sữa vào buổi sáng sớm nhất là khi bụng rỗng. Đây là nguyên nhân gây chướng bụng, thậm chí có người bị đau bụng, tiêu chảy do "không dung nạp lactose".

Theo một nghiên cứu, uống sữa buổi sáng cung cấp năng lượng cho cơ thể thì uống sữa tối, thời điểm trước khi đi ngủ lại mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: giúp ngủ ngon, làm đẹp da, tăng cường khả năng hấp thu, tăng cường canxi… Trong trường hợp nếu bạn muốn uống sữa vào buổi sáng thì chỉ nên uống sau khi ăn những thực phẩm chứa tinh bột khoảng 1-2 tiếng, như vậy tình trạng gây khó chịu trong sẽ giảm đi.

Để tốt cho hệ tiêu hóa, dù uống sữa vào thời điểm nào thì sữa ấm vẫn được khuyến khích hơn bởi nó tốt hơn cho hệ tiêu hóa.

5 nhóm người không nên uống sữa buổi sáng:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bị viêm đường tiêu hóa

Sữa làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng khi bụng đang trống rỗng dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.

Người mắc bệnh thiếu máu

Sữa không tốt cho người thiếu máu hoặc đang trong giai đoạn bổ sung chất sắt để phục hồi cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa, chất sắt có trong các loại thực phẩm sẽ biến đổi để cơ thể có thể hấp thụ tốt. Nếu uống sữa trong bữa sáng, khi vừa mới thức dậy sau một đêm dài, những chất biến đổi đó sẽ kết hợp với caxi và phosphate tạo thành hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản

Uống sữa vào bữa sáng không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cho những đối tượng mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu cho thấy, chất béo trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột, khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản càng thêm nghiêm trọng hơn.

Người bị viêm túi mật và viêm tuyến tụy

Quá trình tiêu hóa chất béo có trong sữa cần có sự tham gia của dịch mật và dịch tụy. Do đó, việc sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ tạo gánh nặng cho túi mật và tuyến tụy, khiến tình trạng bệnh thêm gia tăng và khó chữa trị hơn.

Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng

Bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, những chất này kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí, gây trướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.

Nguồn: [Link nguồn]

Khi nào trẻ uống sữa tươi, khi nào trẻ uống sữa bột?

Mặc dù đều được chế biến từ sữa bò nhưng tại sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phải uống sữa bột mà không phải là sữa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN