Uống rượu bia không có ngưỡng nào là an toàn, những đối tượng sau phải kiêng tuyệt đối

Sự kiện: Ngộ độc rượu

Rượu bia là loại thực phẩm thường được mọi người chúc nhau trong dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên, những đối tượng sau tuyệt đối nên tránh xa.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tác hại của rượu, bia chính là do chất cồn (ethanol) gây ra thông qua ba cơ chế trực tiếp chính gồm:

Thứ nhất, chỉ với liều nhỏ và từ từ, chất cồn đã gây độc mạn tính cho các cơ quan và mô trong cơ thể, làm tổn thương tế bào và dẫn đến hậu quả là mắc các bệnh mạn tính (ung thư, bệnh lý tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần,...), ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần.

Uống rượu bia không có ngưỡng nào là an toàn, những đối tượng sau phải kiêng tuyệt đối - 1

Thứ hai, chất cồn gây nhiễm độc cấp tính, tác động lên cấu trúc và dẫn truyền của thần kinh trung ương, làm rối loạn phối hợp động tác, giảm tỉnh táo, rối loạn nhận biết, ảnh hưởng đến hành vi, từ đó gây ra các hậu quả cho người uống và người xung quanh (thương tích, tai nạn giao thông, bạo lực, hành vi nguy cơ...).

Thứ ba, chất cồn là chất hướng thần gây lệ thuộc làm cho người uống phải gia tăng liều dùng và tái sử dụng. Việc uống rượu, bia thường xuyên dẫn đến thích nghi thần kinh khiến cho việc giảm liều lượng hoặc ngừng uống sẽ dẫn đến hội chứng “cai rượu”. Lệ thuộc rượu, bia sẽ gây ra loạn thần do rượu và dẫn đến mắc các bệnh mạn tính cũng như gây ra các hậu quả trước mắt và gánh nặng lâu dài cho xã hội.

Cuối cùng, chất cồn có thể tương tác xấu với các chất hóa học khác trong cơ thể, làm trầm trọng thêm những tổn thương thể chất và tinh thần có sẵn.

Trong thực tế, không thể có được một tiêu chuẩn chung uống bao nhiêu là có hại bởi vì việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu, bia khác nhau. Nói một cách khác, không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn.

Những đối tượng sau không được uống rượu bia:

Người bị viêm dạ dày mạn tính

Người bị viêm dạ dày khi uống rượu bia sẽ khiến bệnh viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn.

Người bị viêm gan

Chất cồn trong bia được thanh lọc qua gan, trong khi gan đạng bị tổn thương các tế bào sẽ hạn chế sự thanh lọc chất độc này, chúng khó thoát khỏi gan và tích tụ lại khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Người đang uống thuốc

Những người dang uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, huyết áp, tiểu đường, thuốc chống đông máu,…nếu uống bia sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Người bị tăng huyết áp

Khi lượng rượu tiêu thụ thường xuyên tăng nhiều hơn là nguy cơ gây ra vỡ mạch máu ở người bệnh tăng huyết áp.

Người bị bệnh rối loạn mỡ máu

Rượu bia làm tăng tình trạng nhiễm mỡ máu, thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch chủ, động mạch vành, đặc biệt là các động mạch ở hệ thống trung ương não.

Người từng đột quỵ

Người từng đột quỵ khi uống rượu bia sẽ khiến bạn dễ bị đột quỵ hơn khi huyết áp tăng cao cùng vời chứng xơ vữa động mạch.

Người mắc bệnh gút

Bia rượu, đạm là hai tác nhân lớn khiến bạn dễ mắc bệnh gút. Do đó, nếu đã mắc phải tuyệt đối kiêng bia rượu.

Phụ nữ mang thai

Nếu phụ nữ đang cố gắng mang thai thì không nên uống rượu, bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào khác.

Uống rượu, bia trong khi mang thai có thể gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Rượu bia là loại thực phẩm thường được mọi người chúc nhau trong dịp Tết Nguyên đán, thậm chí nhiều người còn mang cốc bia ra chúc cả bà bầu mà ít ai thấy rõ được hậu quả đối với phụ nữ mang thai.

Nguồn: [Link nguồn]

Dù uống rượu bia nhiều năm cũng rất ít người biết những điều này để bảo vệ sức khỏe

Những điều này có thể trái ngược với nhiều lời đồn đoán về việc uống rượu bia cũng như lợi, hại của chúng mang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ngộ độc rượu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN