Uống rượu bia khiến ung thư gan tăng 60 lần
Hiện nay, 1/5 dân số trên thế giới mắc ung thư là do tác nhân gây nhiễm virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.
Tại Hội thảo phòng chống ung thư TPHCM lần thứ 17 khai mạc sáng 4/12 tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, BS CK2 Lê Hoàng Minh, giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, ung thư là một trong những bệnh lý gia tăng nhanh hàng đầu tại Việt Nam, là gánh nặng cho cả gia đình, xã hội và hệ thống y tế nước nhà.
Năm 2012, cả nước có hơn 125.000 ca ung thư mới và 94.000 ca tử vong do ung thư. Riêng tại TP.HCM, năm 2010 ghi nhận 6.800 ca mới thì đến năm 2012 đã tăng lên 7.400 ca.GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam nhận định, uống rượu bia, ăn thức ăn nhiễm độc tố aflatoxin có trong nấm mốc góp phần làm ung thư gan phát triển gấp 60 lần.
Hiện nay, 1/5 dân số trên thế giới mắc ung thư là do tác nhân gây nhiễm virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.
Hiện 1/5 dân số trên thế giới mắc ung thư là do tác nhân gây nhiễm virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng như: H.P gây ung thư dạ dày; virus gây viêm gan B, viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư gan.
PGS TS Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: “Chúng ta chưa có đủ nhân lực, tài lực để để phòng chống tất cả các mối nguy cơ có thể gây ung thư cho cộng đồng. Do vậy, để công tác phòng chống ung thư hiệu quả, ngành y tế trước tiên nên chẩn đoán, phân loại nhóm bệnh nhân nguy cơ, tập trung điều trị trên nhóm nguy cơ đó.
”Theo PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh ( Bộ Y tế), ung thư đang là gánh nặng cho người bệnh, cho người nhà bệnh nhân và cho chính thầy thuốc. Việc các bệnh nhân ung thư dồn về quá nhiều ở TPHCM, Hà Nội, khiến tình trạng quá tải tăng cao, 4-5 bệnh nhân/giường bệnh gây bức xúc cho bệnh nhân. Vì thế, theo ông Khuê, mỗi thành phố, mỗi tỉnh có dân số hơn 1 triệu dân cần phải xem xét thành lập một khoa ung thư.
Có thể ở đó chưa có xạ trị, nhưng có hóa trị, phẫu trị, chăm sóc giảm nhẹ để giúp người bệnh không nhất thiết phải dồn lên TPHCM hay các thành phố lớn khác. Quan trọng hơn, cần tập trung hơn nữa vào công tác truyền thông để người dân tự chủ động tìm đến tầm soát, kiểm tra ung thư.