Uống nhầm nước tẩy bồn cầu, bé 2 tuổi bỏng nặng, bố bế cũng bị bỏng theo

Sự kiện: Sống khỏe

Cháu bé uống nhầm loại nước tẩy có tính a-xít khá mạnh, đến mức bố bé chỉ bồng, tiếp xúc với da bé qua lớp áo cũng bị bỏng theo.

Tin từ Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết, bệnh viện này đang điều trị một bệnh nhi 2 tuổi bị bỏng nặng do hóa chất.

Bệnh nhi nhập viện ngày 12/8, trong tình trạng bị bỏng, tổn thương da nghiêm trọng. Người nhà của bé cho biết do lầm tưởng chai nước tẩy bồn cầu là nước ngọt nên bé đã uống.

Cháu bé hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.

Cháu bé hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.

Bác sĩ Trần Long Quân, khoa Nhi cấp cứu – hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng chia sẻ, cháu bé bị tổn thương da và miệng nghiêm trọng. May mắn không tổn thương thực quản và dạ dày. Hiện cháu đang được đội ngũ y các sĩ theo dõi kỹ, chăm sóc tích cực.

Theo bệnh viện, chất tẩy rửa bồn cầu là loại dung dịch có tính a-xít hay kiềm (tùy theo hãng sản xuất) nên có tính ăn mòn cực mạnh. Khi tiếp xúc da sẽ gây ra hiện tượng bỏng lan tỏa, rất đau đớn và nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Cháu bé trên uống nhầm loại có có tính a-xít khá mạnh, đến mức bố bé chỉ bồng, tiếp xúc với da bé qua lớp áo cũng bị bỏng theo.

Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cảnh báo các gia đình có con nhỏ nên để xa tầm tay trẻ các lại sản phẩm từ hóa chất như: nước thông cống, nước tẩy bồn cầu...

Trong trường hợp bị dính vào người, các bác sĩ khuyến cáo 6 bước xử lý gồm:

- Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng.

- Cởi bỏ quần áo, giày dép hoặc đồ trang sức có tiếp xúc với hóa chất.

- Rửa sạch vùng da bị bỏng dưới nước vòi nước mát ít nhất 10 – 20 phút. Đối với hóa chất khô, dạng bột cần lau sạch hóa chất trước khi rửa da dưới vòi nước và cần mang găng tay hoặc dùng vật dụng thích hợp khi thực hiện. Nếu hóa chất tiếp xúc với mắt, hãy rửa mắt liên tục trong nước ít nhất 20 phút trước khi đến bệnh viện, tiếp tục duy trì rửa trên đường đến viện.

- Băng vết bỏng bằng vải sạch hoặc gạc vô trùng (không có dính bông mịn). Chỉ cần quấn nhẹ, không siết chặt để tránh gây tổn thương thêm.

- Bù nước và điện giải cho nạn nhân sau khi bị bỏng.

- Nếu vết bỏng nặng, sau khi sơ cứu bỏng hóa chất cần chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Bé 3 tháng tuổi bị nhỏ nhầm acid, cha mẹ cần làm gì khi phát hiện con uống nhầm hóa chất?

Có không ít trẻ uống nhầm hóa chất đựng vào các chai nước lọc, nước ngọt hoặc cha mẹ nhỏ nhầm acid, cồn 90 độ vào mũi, miệng trẻ…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Trần ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN