Uống một ly rượu mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Nghiên cứu mới cho thấy, uống một ly rượu mỗi ngày có liên quan đến việc tăng chỉ số huyết áp. 

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy những người thường xuyên uống rượu dù chỉ một lượng nhỏ cũng thấy huyết áp tăng hơn so với những người không uống chút nào. Phân tích đã kiểm tra dữ liệu từ 7 nghiên cứu ở Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tác giả nghiên cứu cấp cao, Tiến sĩ Marco Vinceti, giáo sư dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng tại Trường Y thuộc Đại học Modena và Đại học Reggio Emilia ở Ý, cho biết: “Chúng tôi hơi ngạc nhiên khi thấy rằng việc uống rượu ở mức thấp cũng có liên quan đến sự thay đổi huyết áp cao hơn theo thời gian so với việc không uống – mặc dù ít hơn nhiều so với mức tăng huyết áp ở những người nghiện rượu nặng”.

Uống một ly rượu mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Ảnh: Freepik

Uống một ly rượu mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Ảnh: Freepik

Phân tích mới xem xét dữ liệu sức khỏe của 19.548 người trưởng thành ở Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, cho thấy huyết áp tăng liên tục trong thời gian theo dõi từ 4 đến 12 năm, cho dù người đó uống nhiều hay ít rượu. Những người tham gia có độ tuổi từ 20 đến đầu 70 và không ai bị huyết áp cao khi bắt đầu thời gian nghiên cứu.

So sánh những người uống rượu thường xuyên với những người không bao giờ uống rượu, các nhà nghiên cứu nhận thấy số đo huyết áp tâm thu (số trên) và huyết áp tâm trương (số dưới) tăng nhiều hơn ở những người uống rượu. Tâm thu phản ánh áp lực khi tim đập. Tâm trương phản ánh áp suất trong mạch máu giữa các nhịp đập, khi tim nghỉ ngơi.

Ở những người uống trung bình 12 gam rượu mỗi ngày hoặc ít hơn một ly tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, đã tạo ra sự gia tăng nhỏ về huyết áp tâm thu là 1,25 mmHg trong 5 năm. Ở những người uống trung bình 48 gam rượu mỗi ngày, hoặc gần 3,5 ly tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, huyết áp tâm thu tăng 4,9 mmHg trong cùng khung thời gian so với những người không uống rượu.

Huyết áp tâm trương tăng 1,14 mmHg trong thời gian nghiên cứu ở nam giới uống trung bình 12 gam rượu mỗi ngày và 3,1 mmHg ở nam giới uống trung bình 48 gam rượu mỗi ngày.

Thay đổi huyết áp tâm trương không liên quan đến việc tiêu thụ đồ uống có cồn ở phụ nữ. Các phép đo huyết áp tâm trương không được coi là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về bệnh tim mạch như các phép đo tâm thu.

Các nhà nghiên cứu cho biết, phân tích của họ dựa trên số gam rượu được tiêu thụ chứ không chỉ dựa trên số lượng đồ uống, vì họ muốn tránh sai lệch có thể phát sinh từ lượng rượu khác nhau có trong "đồ uống tiêu chuẩn" giữa các quốc gia và loại đồ uống.

Huyết áp cao được biết đến như một "kẻ giết người thầm lặng" và có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh thận mãn tính và các tình trạng nghiêm trọng khác.

"Rượu chắc chắn không phải là nguyên nhân duy nhất làm tăng huyết áp, tuy nhiên, những phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng nó góp phần làm tăng huyết áp. Do đó, chúng ta nên hạn chế uống rượu và tốt hơn hết nên tránh nó hoàn toàn", Vinceti cho biết.

Những người tuyệt đối không được uống rượu, bia kẻo nguy hại đến tính mạng

Rượu, bia là thức uống có cồn, ‘đại kỵ’ với những người mắc bệnh sau, nếu cố tình uống sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT LINH ([Tên nguồn])
Uống rượu bia đúng cách Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN