Uống bao nhiêu rượu bia để không phải đi viện ngày Tết?

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Nhiều người không phân biệt được giữa say rượu và ngộ độc rượu, không đến các cơ sở y tế kịp thời dẫn tới tình trạng nguy kịch.

Tết đến, Xuân về không thể thiếu chén rượu mừng năm mới. Chính vì thế, nhiều bác sĩ lo ngại sẽ có nhiều vụ ngộ độc rượu xảy ra trong dịp Tết.

Không uống quá 30 ml rượu có nồng độ 30%

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc cho biết, càng đến thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, số trường hợp nhập viện liên quan đến rượu đều tăng. Vào mùa đông, lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao hơn hẳn, phần lớn là do uống rượu nhiều gây ra chảy máu, xơ gan. Rượu làm giảm số lượng bạch cầu, giảm sức đề kháng của cơ thể nên tình trạng nhiễm trùng càng nặng.

Uống bao nhiêu rượu bia để không phải đi viện ngày Tết? - 1

Bộ Y tế khuyến cáo, không uống quá nhiều rượu (chỉ nên dưới 30 ml một ngày nếu rượu có nồng độ từ 30% trở lên).

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khuyến cáo, không uống quá nhiều rượu (chỉ nên dưới 30ml một ngày nếu rượu có nồng độ từ 30% trở lên).

Đối với bia, không nên uống quá 3/4 chai/lon bia 330ml (5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330ml. Đối với rượu không nên uống quá 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol cao hơn 0,05% vì những chất này có thể gây mù mắt và tử vong cao.

Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính, mật cá hay những rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

Đặc biệt, không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia; Cấm người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) uống rượu hoặc các loại nước có nồng độ cồn từ 14 độ trở nên.

Cần phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, nguy hiểm hơn, nhiều người không phân biệt được giữa say rượu và ngộ độc rượu, không đến các cơ sở y tế kịp thời dẫn tới tình trạng nguy kịch.

Độc tính của methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, đặc biệt là thần kinh điều khiển thị giác, vì vậy thường có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống hệt cảm giác say rượu khiến người đã uống rượu hay lầm tưởng là say nhưng thực chất là bị ngộ độc. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong. Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân cũng có nhiều di chứng về thần kinh.

Uống bao nhiêu rượu bia để không phải đi viện ngày Tết? - 2

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai.

Vì vậy, bác sĩ Nguyên khuyến cáo, để tránh trường hợp đáng tiếc trên, nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đã trót uống rượu thì nên dựa vào những dấu hiệu sau để phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu.

Người say rượu thường chếnh choáng, nói líu lưỡi, phối hợp cơ thể kém, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn. Trong khi đó, chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn methanol, các triệu chứng của người bị ngộ độc rượu sẽ xuất hiện như: chóng mặt, ăn vào lại nôn nhiều lần, đau bụng, lú lẫn, yếu cơ. Người ngộ độc rượu sẽ có hiện tượng mắt mờ hoặc nhìn thấy trắng mờ, rối loạn cảm nhận về màu sắc.

Do đó, BS Nguyên khuyến cáo, nếu nhận thấy những triệu chứng trên ở người trước đó đã uống rượu thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Rượu bia gây ung thư cho bạn bằng cách nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, uống rượu bia ở mức độ nào cũng có khả năng gây ung thư và không có ngưỡng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN