Uống 2 cốc nước ép này mỗi ngày, người đàn ông phải chạy thận cả đời
Mặc dù loại thức uống này tốt cho sức khỏe nhưng vì uống sai cách đã khiến cho bệnh tình của người đàn ông thêm nặng, tới mức phải chạy thận.
Thận là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, giúp cân bằng lượng nước và chất điện giải, lọc các chất độc hại, duy trì huyết áp, lọc máu… Vì thế, một khi thận bị tổn thương và không thể phục hồi, người bệnh chỉ còn cách chạy thận để duy trì sự sống. Có rất nhiều nguyên nhân khiến thận bị tổn thương, dưới đây là một trường hợp điển hình.
Mới đây, bác sĩ Lưu Bá Nhân – chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ trong chương trình “Doctor Is Hot” của Đài Loan (Trung Quốc) về một trường hợp đặc biệt mình từng tiếp nhận. Theo đó, bệnh nhân là giám đốc điều hành của một công ty, công việc rất bận rộn nên không có thời gian đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Khi nhận thấy sức khỏe của mình ngày càng yếu, người đàn ông này vội vã tới bệnh viện khám. Lúc này, bác sĩ nhận thấy thận của bệnh nhân bị phù nặng, không thể chữa trị, chỉ có thể chạy thận nhân tạo cả đời. Người đàn ông không hiểu vì sao chức năng thận của mình lại kém như vậy.
Bác sĩ Lưu cho biết, khi tìm hiểu về thói quen ăn uống của bệnh nhân, ông phát hiện ra bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường từ 10 năm về trước. Thế nhưng, người này vẫn thích uống 2 cốc nước ép dưa hấu mỗi ngày.
Dưa hấu không phải là loại trái cây giàu vitamin C nhưng lại có hàm lượng đường cao, ăn nhiều trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Người đàn ông đã mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn không quan tâm tới bệnh tình của mình, cộng với việc uống nước ép dưa hấu mỗi ngày đã làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Điều này dẫn tới chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng.
Bác sĩ Lưu nhắc nhở rằng, trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, nhưng do hàm lượng đường cao, mọi người nên tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải. Trái cây tuy nên ăn mỗi ngày nhưng không được ăn quá nhiều.
Những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý gì khi ăn trái cây?
Người bị bệnh tiểu đường cần chú ý đến lượng đường và carbohydrate trong trái cây khi ăn để kiểm soát lượng đường trong máu. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn trái cây cho người bị bệnh tiểu đường:
- Chọn trái cây có chứa ít đường
Những loại trái cây có ít đường như dâu tây, việt quất, kiwi, chanh, quýt, táo, dưa gang, ổi và nhiều loại quả khác là sự lựa chọn tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát lượng trái cây ăn trong một lần
Người bị bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng trái cây ăn trong một lần, vì nếu ăn quá nhiều trái cây sẽ gây tăng đường huyết. Một phần trái cây (khoảng 80-100g) trong một lần ăn là lượng tối đa được khuyến cáo.
- Tránh ăn trái cây có chứa đường cao
Những loại trái cây có chứa đường cao như chuối, xoài, chôm chôm, nho, dừa, dưa hấu và nhiều loại trái cây khác nên được giới hạn hoặc tránh ăn.
- Ăn trái cây tươi thay vì trái cây đóng hộp
Trái cây đóng hộp thường có hàm lượng đường cao hơn so với trái cây tươi, vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên chọn ăn trái cây tươi thay vì trái cây đóng hộp.
- Ăn trái cây trong bữa ăn chính
Khi ăn trái cây, nên ăn trong bữa ăn chính hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác để giảm tốc độ hấp thụ đường và giúp kiểm soát đường huyết.
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường và muốn ăn trái cây, hãy tìm tới bác sĩ để biết thêm thông tin và lời khuyên cụ thể. Bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn những loại trái cây phù hợp với tình trạng bệnh và số lượng phù hợp để giúp kiểm soát đường huyết.
Ông Zhang (Trung Quốc), 42 tuổi, là một nhân viên bán hàng, vì lý do công việc nên ông thường xuyên phải bia rượu.
Nguồn: [Link nguồn]