Ung thư giai đoạn cuối không phải chấm hết: Nữ ca sĩ này vượt qua thế nào?

Từ lúc phát hiện ung thư amidan giai đoạn cuối tới khi khối u biến mất hơn 300 ngày, cô đã kiên cường vượt qua rất nhiều khó khăn.

Có rất nhiều ngôi sao nổi tiếng qua đời vì ung thư nhưng có một người may mắn vượt qua được cánh cửa tử thần khi phát hiện ra bị ung thư amindan giai đoạn cuối, đó là nữ ca sĩ, diễn viên Zhang Mi (Trương Mễ) ở Trung Quốc.

Trương Mễ.

Trương Mễ.

Cách đây không lâu, Trương Mễ đã chia sẻ lại quá trình chống ung thư của mình. Cô kể rằng, mình được chẩn đoán mắc ung thư amidan vào ngày 12/4/2019, chữa khỏi hoàn toàn vào ngày 3/6/2020. Nhiều người tò mò không biết cô đã trải qua những gì trong hơn 300 ngày này.

Cô chưa bao giờ nghĩ bị ung thư nhưng đã phải lên kế hoạch cho đám tang của chính mình

Trương Mễ có một lối sống lành mạnh, không rượu chè hay thuốc lá, không thức khuya, ăn chay trường, hiếm khi bị cảm lạnh nhưng lại bị ung thư amidan. Cô đã rất sốc trước thông tin về căn bệnh mình mắc phải.

Tuy nhiên, cô nhận thức rõ ràng rằng, ung thư không thể tự nhiên mà xuất hiện, chắc chắn có lý do. Nhớ lại những ngày trước khi phát hiện bệnh, cô nhận thấy cơ thể mình thực sự không khỏe nhưng không để ý đến.

Cuối tháng 8/2018, cô thấy việc mở miệng rất khó khăn, chỉ hở được một khe nhỏ, khó nuốt và chỉ ăn được thức ăn dạng lỏng.

Vào thời điểm đó, cô vẫn ở Canada, có gặp một số bác sĩ để khám nhưng tất cả đều nói do cô bị căng thẳng tinh thần.

Ung thư giai đoạn cuối không phải chấm hết: Nữ ca sĩ này vượt qua thế nào? - 2

Chính vì thế, Trương Mễ không nghĩ bản thân bị ung thư. Thế nhưng, sau một thời gian điều trị, bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, lúc này cô nhận ra có thể đã bị chẩn đoán nhầm.

Do đó, cô vội vàng trở về Trung Quốc và nhanh chóng tiến hành kiểm tra tổng thể. Kết quả cô được chẩn đoán ung thư amidan giai đoạn cuối. Tính từ thời điểm cô cảm thấy không được khỏe tới lúc biết kết quả chính xác là 8 tháng.

Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư di căn nhiều, tình trạng của cô rất tồi tệ, không thể nói, ăn, uống, khó thở, ù tai…

Cô cảm thấy mình như bị tra tấn, tuyệt vọng như bị kết án tử hình. Biết bản thân không còn sống lâu nữa, cô thậm chí còn lặng lẽ chuẩn bị đám tang cho chính mình. Tất cả mọi thứ đã được chuẩn bị ổn thỏa, chỉ chờ giây phút cuối cùng.

Khi bị ung thư, cô nhận ra nhiều bệnh nhân xem ung thư như án tử

Ban đầu, kế hoạch điều trị của bác sĩ là rạch một bên mặt phải và cắt bỏ phần lưỡi bị ung thư. Tuy nhiên, tình hình của Trương Mễ không hề lạc quan, không thể tiến hành phẫu thuật, có thể chết bất cứ lúc nào.

Sau khi xem xét toàn diện, bác sĩ đề nghị cô nên tiến hành hóa trị trước, sau đó xem xét liệu có thể phẫu thuật sau khi khối u nhỏ lại hay không.

Ung thư giai đoạn cuối không phải chấm hết: Nữ ca sĩ này vượt qua thế nào? - 3

Không lâu sau khi bắt đầu hóa trị, các ngón tay và móng tay của cô chuyển sang màu đen, tóc rụng nghiêm trọng, sáng nào thức dậy cũng thấy tóc rụng cả mảng, trông rất đáng sợ.

Dưới bức xạ, mặt và cổ của cô bong tróc từng mảng, dưới da xuất hiện các vết bầm tí do tụ máu, lưỡi đầy vết rạch, không nói được, ngay cả việc uống nước cũng khó khăn.

May mắn thay, tình trạng của cô được cải thiện từng ngày. Trong lần kiểm tra vào tháng 10/2019, khối u trong cơ thể cô đã biến mất, không cần phải phẫu thuật thêm.

Trương Mễ nhận ra rằng, 70% bệnh nhân tỏ ra cực kỳ sợ hãi khi phát hiện ung thư. Trong thời gian nằm viện, cô nhiều lần bị đánh thức bởi tiếng la hét, nôn mửa của các bệnh nhân ở khoa bên cạnh. Sau đó, cô nghe thấy tiếng bước chân vội vã của bác sĩ, y tá rồi tiếng khóc than của người nhà.

Mặc dù cô nằm trên giường, không thể nhìn thấy những gì đang diễn ra bên ngoài nhưng vẫn hiểu được bệnh nhân kia có lẽ đã được đưa tới phòng ICU hoặc đã chết. Lúc này, cô suy nghĩ mông lung “liệu mình có phải là người chết tiếp theo”, “ông trời liệu có cho mình một con đường sống không?”.

Sau khi xuất viện, Trương Mễ tiếp tục sự nghiệp yêu thích của mình, cảm thấy như được tái sinh lần nữa. Mặc dù vẫn làm những việc như trước nhưng cô có một cảm giác hoàn toàn khác, mọi thứ như một cuộc sống mới.

Ung thư amidan “ngụy trang” rất giỏi, chớ chủ quan

Amida giống như “pháo đài” ở cổ họng, khi có vi sinh vật lạ xâm nhập vào, nó sẽ phát hiện đầu tiên. Lúc này, nó sẽ sản sinh ra các tế bào lympho và kháng thể để đóng vai trò phòng thủ.

Trong quá trình này, amidan rất dễ bị sưng tấy dẫn đến viêm amidan. Ngoài ra, amidan cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố như nhiệt độ, mệt mỏi, một khi khả năng miễn dịch bị suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

Viêm amidan không phải là bệnh nguy hiểm, dễ khỏi nhưng cũng có thể trở thành ung thư.

Viêm amidan không phải là bệnh nguy hiểm, dễ khỏi nhưng cũng có thể trở thành ung thư.

Hiện tại, nguyên nhân chính xác của ung thư amidan vẫn chưa rõ ràng, có thể liên quan tới các yếu tố như hút thuốc, uống rượu, nhiễm virus HPV và các thói quen sinh hoạt xấu khác.

Cần lưu ý rằng, ung thư amidan giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng, hoặc các triệu chứng gần giống với viêm họng như khó chịu khi nuốt, có dị vật trong họng nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm.

Khi bệnh tình tiến triển nặng, các cơn đau họng sẽ không xuất hiện cho tới khi giai đoạn cuối, lúc này việc nuốt sẽ rất khó khăn, cơn đau lan ra mặt và tai.

Vậy làm thế nào để phòng tránh ung thư amidan trong cuộc sống hằng ngày, cần chú ý những điều sau:

- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, hình thành thói quen sinh hoạt tốt, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sẽ nâng cao khả năng miễn dịch.

- Tránh xa các khí độc hại và bụi bẩn, thường xuyên mở cửa sổ để thông gió trong nhà, duy trì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

- Chú ý đến các cục u trên cổ, đặc biệt nếu bạn thấy amidan phì đại không đối xứng, cần đi khám kịp thời.

- Những người trên 40 tuổi bị khó chịu mãn tính ở cổ họng, có cảm giác dị vật nên đi khám càng sớm càng tốt để kiểm tra ung thư amidan.

Trên thực tế, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ y tế, ung thư không còn là căn bệnh nan y, nhiều bệnh ung thư có thể chữa khỏi.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông phát hiện bị ung thư gan sau 1 lần say rượu, do phớt lờ 3 tín hiệu cảnh báo

Cơ thể đã phát đi một số tín hiệu cảnh báo nhưng người đàn ông này không nhận ra cho tới khi say rượu và phải nhập viện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo 163) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN