Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ung thư dạ dày là loại ung thư đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp, bệnh có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.
1. Nguyên nhân bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường, không kiểm soát được của các tế bào dạ dày, dẫn đến hình thành các khối u. Khi bệnh nặng, khối u ác tính có thể lan ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác, tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh, có thể gây tử vong.
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân làm cho các tế bào trong dạ dày tăng sinh một cách bất thường. Tuy nhiên, người ta nhận thấy bệnh ung thư dạ dày liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
Các tổn thương tiền ung thư
Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày.
Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mạn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Thói quen sinh hoạt trong đó hay ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói… làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Béo phì cũng là một nguyên nhân, người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.
Ngoài ra, ung thư dạ dày liên quan tới di truyền, người thân có mắc bệnh này.
Thói quen sinh hoạt trong đó hay ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói… làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
2. Dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng hoặc có một số biểu hiện không rõ ràng. Nhiều người bệnh thường có biểu hiện ậm ạch, đầy hơi vùng thượng vị, đau thượng vị không có chu kỳ, nuốt nghẹn, mệt mỏi, chán ăn.
Đa phần các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày đều phát hiện bệnh khi tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác, khi kiểm tra bệnh lý định kỳ hoặc khi khám sức khỏe tổng quát. Khoảng 80% các trường hợp mắc ung thư dạ dày có thể gầy sụt cân, bởi vậy khi sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể là một dấu hiệu tiên lượng xấu.
Ở giai đoạn muộn, triệu chứng của bệnh trở nên rõ ràng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện thường xuyên và liên tục tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân, đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, chán ăn… Khi đó khám lâm sàng có thể thấy các triệu chứng thiếu máu, sờ thấy khối u bụng thường khi bệnh đã tiến triển tại vùng. Các dấu hiệu bệnh lan tràn đôi khi lại là biểu hiện đầu tiên như hạch di căn, tổn thương lan tràn phúc mạc được thể hiện bằng dịch ổ bụng hay tắc ruột, di căn gan hay di căn buồng trứng (ở nữ giới).
Tùy theo các trường hợp có biểu hiện triệu chứng hoặc không và giai đoạn phát hiện bệnh có thể chia ra các nhóm:
- Tình cờ phát hiện bệnh khi khám kiểm tra sức khỏe có nội soi dạ dày.
- Có các triệu chứng điển hình của bệnh kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng.
- Không có triệu chứng đặc hiệu, chỉ phát hiện khi có các biểu hiện di căn.
- Nhóm biểu hiện bệnh ở giai đoạn muộn, có các biến chứng: dịch ổ bụng, di căn gan, tắc ruột…
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
3. Bệnh ung thư dạ dày có lây không?
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Do vậy, ung thư dạ dày không phải bệnh lây nhiễm nên không thể lây.
4. Cách phòng ung thư dạ dày
- Để phòng tránh ung thư dạ dày cần chú ý đến duy trì cân nặng lý tưởng và chăm tập thể dục;
- Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích;Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Chế độ ăn giàu chất xơ và đầy đủ dinh dưỡng khác, hạn chế chất béo sẽ tốt cho sức khỏe;
- Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh;
- Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polyp, u lành trong dạ dày;
- Tầm soát ung thư định kỳ nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hoá…
- Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá.
Với những bệnh nhân đã điều trị, đề phòng bệnh tái phát và hạn chế diễn tiến của ung thư dạ dày cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như:
- Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn giàu protein, thực phẩm nhiều chất xơ;
- Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ;
- Hạn chế thực phẩm đóng hộp, xông khói, rau củ lên men.
- Chế độ sinh hoạt cần chú ý duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Và cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
5. Cách điều trị ung thư dạ dày
Phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và các tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ung thư dạ dày được điều trị bằng một hay nhiều phương pháp sau:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm: Có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau khi ổn định bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
- Hoá trị: Là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
Tuy nhiên khi sử dụng phương dùng hóa chất trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và có thể làm giảm được sau khi điều trị.
- Xạ trị: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.
Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm, nhưng bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.
Ung thư dạ dày liên quan nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm cả chế độ ăn uống. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường xuyên thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 41% so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ thêm muối.
Nguồn: [Link nguồn]