Ung thư dạ dày do thói quen ăn mặn, lười khám bệnh
Ung thư dạ dày là bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và đang ngày càng trẻ hóa, bệnh nhân thường chủ quan không đến bệnh viện khi có các dấu hiệu.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhân N.T.T (54 tuổi, Quảng Ngãi) có bố ruột từng qua đời vì ung thư dạ dày. Người bệnh có thói quen ăn mặn và tiền sử viêm loét dạ dày nhiều năm. Cách đây 2 tháng, anh T. bắt đầu đau bụng vùng thượng vị dai dẳng không dứt. Nghĩ rằng do viêm loét dạ dày tái phát nên người bệnh tự ý mua thuốc về uống, nhưng không hết đau. Khi anh T. đến bệnh viện khám thì được nội soi dạ dày và phát hiện khối u lớn ở 1/3 giữa dạ dày.
Người bệnh được xác định ung thư dạ dày giai đoạn 3 nhưng may mắn chưa di căn. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt gần toàn bộ dạ dày, trừ tâm vị và đáy vị.Sau phẫu thuật, anh T. đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Người bệnh tiếp tục được theo dõi và hóa trị để ngăn ngừa những tế bào ung thư còn tiềm ẩn.
Theo số liệu được Tổ chức Ung thư Toàn cầu thống kê, hơn 300 người Việt Nam tử vong mỗi ngày vì ung thư. Trong số đó, ung thư dạ dày xếp thứ 3 trong số các bệnh ung thư phố biến tại Việt Nam.Tuy nhiên, phần lớn người bệnh ung thư dạ dày khi đến bệnh viện điều trị đều ở giai đoạn muộn, mất cơ hội điều trị trong thời gian vàng.
TS BS Võ Duy Long – phó trưởng khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết hầu như ngày nào Bệnh viện cũng tiếp nhận trường hợp bị ung thư dạ dày. Thống kê một năm khoảng 300 ca trong đó khoảng gần 20% bệnh nhân không thể phẫu thuật được nữa vì bệnh đã di căn
Ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhưng ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có những triệu chứng mơ hồ. Người bệnh thường có cảm giác như đau bụng, chán ăn, có máu trong phân, có các triệu chứng về bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày... Chính vì triệu chứng không rõ ràng, người dân thường bỏ qua việc khám tầm soát ung thư làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội điều trị.
TS Long cho biết giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày đang có dấu hiệu “trẻ hóa”, các thống kê cho thấy tỷ lệ người bệnh ung thư dạ dày dưới 40 tuổi là 22%, tỉ lệ này tiếp tục tăng dần trong những năm gần đây.
Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo nếu cơ thể có dấu hiệu đau bụng, ăn không tiêu, đầy bụng trên 2 tuần, tiền sử gia đình đã có người bị ung thư hoặc người bệnh bị nhiễm vi rut HP, người dân nên đi tầm soát ung thư dạ dày.
Ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc tầm soát ung thư là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe vô cùng quan trọng. Tại Nhật Bản, người trên 40 tuổi sẽ được khám và chụp Barium, nếu có bất thường sẽ được chỉ định nội soi. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, chương trình tầm soát được thực hiện 2 lần/năm cho người trên 60 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ gia đình, đã mắc bệnh polyp, loạn sản…
Khi có các triệu chứng như ôn nói ra máu, chán ăn, đầy hơi, ợ chua sau khi ăn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra chẩn đoán ung thư dạ dày.TS Long cho biết nếu chẩn đoán sớm thì người bệnh hoàn toàn có cơ hội điều trị bệnh vì hiện nay các phương pháp, kỹ thuật trị ung thư đang phát triển và nhiều kỹ thuật mới được áp dụng mang lại hiệu quả điều trị lớn.
Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị...