Từ vụ nhập viện hơn 2 tháng vì điều trị cúm sai cách, chuyên gia hướng dẫn khi mắc cúm cần làm ngay việc này để phòng biến chứng
Bệnh cúm dù là căn bệnh phổ biến, nhưng nhiều người vẫn thường xuyên xử lý sai dẫn đến bệnh diễn biến nặng, kéo dài thời gian điều trị.
Vừa qua, các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết một nữ bệnh 37 tuổi, ở Hà Nội đã phải nằm viện hơn 2 tháng để điều trị hồi sức tích cực sau khi bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do lạm dụng corticoid tự điều trị cúm.
Được biết, cuối tháng 10-2022, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ngứa họng, ho, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân nên đã tự điều trị hạ sốt bằng corticoid (medrol 16 mg/ngày). 3 ngày sau tình trạng không cải thiện, sốt cao kéo dài kèm khó thở nhiều, phải thở ôxy sau đó thở máy.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, sốc nhiễm khuẩn nặng, ôxy máu giảm rất thấp. X-quang phổi mờ trắng xóa cả 2 bên phế trường, test nhanh cúm B dương tính.
Ảnh minh họa
Điều đặc biệt là mặc dù nhiễm cúm nhưng tình trạng nhiễm vi khuẩn trên xét nghiệm rất cao kèm theo đó là số lượng bạch cầu giảm trầm trọng. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị kháng sinh, kháng virus, thở máy và lọc máu hấp phụ.
Do bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hồi sức, các bác sĩ phải tiến hành can thiệp ECMO. Trong quá trình 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với ôxy liều cao, do suy giảm khả năng đề kháng, nữ bệnh nhân này rất nhạy cảm với các vi sinh vật trong bệnh viện và phải điều trị nhiều đợt kháng sinh, kháng nấm.
Ngày 3-1, sau hơn 2 tháng nằm điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhân được ra viện. Tuy nhiên, các tổn thương phổi sau đó có thể sẽ còn tồn tại và cần phải theo dõi trong thời gian dài.
Để phòng biến chứng khi bị cúm, các chuyên gia y tế cho rằng, việc điều trị cúm chỉ dễ dàng và hiệu quả khi được phát hiện sớm, vì nếu không bệnh có thể gây biến chứng viêm xoang, viêm tai, nặng hơn là suy đa cơ quan.
Để tránh biến chứng có thể xảy ra do cúm, người bệnh cần nhớ những điều sau:
Ảnh minh họa
- Nên làm xét nghiệm chẩn đoán cúm: Là chỉ số đầu tay và bắt buộc để chẩn đoán chính xác mắc cúm hay không. Việc này có ý nghĩa quan trọng, mang tính quyết định chăm sóc và chữa trị cho bệnh nhân. Hiện nay việc chẩn đoán bệnh cúm diễn ra rất thuận lợi, dễ dàng bằng các chỉ số xét nghiệm. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu của bệnh cúm người dân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm kịp thời.
- Thời gian làm xét nghiệm: Nếu xuất hiện các dấu hiệu của cúm như ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể thì sau sốt 24h là thời điểm thích hợp nhất có thể làm xét nghiệm biết bị cúm hay không.
- Tuân thủ hướng dẫn, kê đơn: Cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh cần uống thuốc theo đơn bác sĩ hướng dẫn.
- Thời gian khỏi bệnh: Người bệnh không nên quá lo lắng khi mắc cúm, bởi thông thường bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau vài ngày và hết hẳn các triệu chứng sau 1 - 2 tuần.
- Chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt: Bổ sung nước (vì nước giải độc cho cơ thể người bệnh, làm loãng dịch gây tắc nghẽn mũi và ngăn ngừa nhiễm trùng cơ thể); ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu và nhiều dinh dưỡng (cháo, súp gà); bổ sung thực phẩm giàu kẽm (thịt bò, tôm, hàu, sò, thịt gà, ngũ cốc, yến mạch...); ăn các loại rau củ quả; thêm gừng, tỏi khi chế biến đồ ăn; ăn các loại trái cây giàu vitamin C tăng hệ miễn dịch (cam, quýt, bưởi).
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không tự uống quá nhiều thuốc không kê toa vì rất dễ bị tổn thương gan; Không đến chỗ đông người vì một cái hắt hơi có thể khiến vi rút cúm bay xa hơn 1,8 mét; không nên tập thể dục quá nhiều, nếu muốn vận động chỉ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga.
4 nhóm người được khuyến cáo không ăn hành tây đó là: Người mắc bệnh về mắt, người đang sốt và nóng trong, người mắc bệnh ngoài da và người mắc bệnh thận.
Nguồn: [Link nguồn]