Từ ngày 3/2, tất cả người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải khai báo sức khỏe

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo Bộ Y tế, từ ngày 3/2, tất cả người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải khai báo sức khỏe và hoàn thành trước ngày 9/2.

Ngày 2/02/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản về việc triển khai kiểm tra, khai báo sức khỏe toàn dân và củng cố các tổ tự quản phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện đồng loạt, đồng bộ, từ ngày 3/2/2021, tất cả người dân trên địa bàn tỉnh phải khai báo y tế để lập hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe cho người dân một cách có hệ thống.

Từ ngày 3/2, tất cả người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải khai báo sức khỏe - 1

Khẩn trương chỉ đạo phòng Y tế huy động các cơ sở y tế trên địa bàn như: Bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, cơ sở y tế tư nhân phối hợp tổ chức rà soát, kiểm tra sức khoẻ, đo thân nhiệt để lập hồ sơ quản lý, theo dõi sức khoẻ đối với 100% người dân đang cư trú trên địa bàn; huy động lực lượng thanh niên, giáo viên... hỗ trợ ngành Y tế cập nhật số liệu.

Chỉ đạo lực lượng Công an các xã, phường, thị trấn phối hợp với trạm y tế tăng cường thực hiện quản lý chặt chẽ, biến động nhân khẩu và yêu cầu khai báo y tế đối với tất cả những trường hợp người tạm trú, vãng lai, người từ nơi khác mới đến địa phương; những người đến từ/đi qua các vùng có dịch kể từ ngày 15/01/2021.

Hoàn thành việc lập hồ sơ khai báo sức khỏe toàn dân trước ngày 09/02/2021. Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện và thường xuyên hằng ngày nắm chắc tình hình, tiến độ khai báo sức khỏe toàn dân.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường hoạt động của các tổ tự quản phòng, chống dịch tại các tổ dân, thôn, khu phố. Mỗi tổ từ 2 - 3 người là cán bộ tổ, thôn, khối phố, các đoàn thể, tình nguyện viên tại khu dân cư. Mỗi tổ phụ trách từ 40-50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể đến từng tổ. Hàng ngày đi từng ngõ, gõ từng nhà.

Thực hiện tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại từng hộ gia đình. Yêu cầu và hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, tự đo thân nhiệt hàng ngày cho các thành viên trong hộ gia đình.

Cung cấp số điện thoại và yêu cầu người dân chủ động khai báo y tế ngay khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện sốt, ho, ốm hoặc các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.

Hỗ trợ chính quyền thực hiện việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn dân; hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và y tế tuyến xã những trường hợp nghi mắc COVID-19 phát hiện được tại các hộ gia đình như: Sốt; ho; đau họng; cảm cúm; ốm mệt; viêm đường hô hấp... để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.

Phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế; không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Trợ giúp chính quyền và cơ quan y tế truy vết F1, F2 khi có ca bệnh liên quan ở địa bàn phụ trách. Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã, phường phân công.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ trưởng Y tế: Tình hình dịch COVID-19 tại Gia Lai và Bình Dương phức tạp nhất

Theo Bộ trưởng Y tế, trong 10 tỉnh đang có dịch, tình hình tại Gia Lai và Bình Dương phức tạp nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN