Tự kiểm tra cổ để phát hiện ung thư tuyến giáp
Nếu nghi mắc bệnh tuyến giáp, bạn có thể đứng trước gương, dùng tay sờ cổ để sớm phát hiện bất thường.
Ảnh: Verywell Health
Lợi ích và hạn chế của việc kiểm tra tuyến giáp
Tuy không phải là cách đáng tin cậy nhất để xác định bệnh tuyến giáp, thường xuyên tự kiểm tra cổ tại nhà giúp bạn phát hiện sớm những bất thường. Nếu thấy có bất kỳ khối u nào, bạn cũng nên tới gặp bác sĩ. Còn nếu có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp (chẳng hạn như tiền sử gia đình), bạn nên kiểm tra cổ định kỳ tại cơ sở y tế.
Cách tự kiểm tra tuyến giáp
1. Đứng trước gương
Chọn vị trí của bạn hoặc gương sao cho tập trung vào phần phía trước cổ và loại bỏ bất kỳ thứ gì có thể che khuất tầm nhìn vào cổ bạn
2. Ngửa đầu
Hơi ngửa cổ ra sau, hướng cằm về phía trần nhà, nhưng vẫn có thể nhìn vào gương mà không gặp vấn đề gì.
3. Xác định vị trí tuyến giáp
Đặt ngón tay lên giữa cằm và trượt ngón tay đó xuống dưới cổ. Phần gờ đầu tiên bạn chạm vào là đỉnh của sụn giáp. Tiếp tục di chuyển ngón tay xuống cổ đến vị trí của yết hầu. Khi bạn tiếp tục di chuyển ngón tay xuống dưới, bạn sẽ gặp phải sụn khí quản. Tiếp theo, tuyến giáp gồm có hai thùy là thùy trái và thùy phải, chúng được nối với nhau bởi eo tuyến giáp.
4. Uống một ngụm nước
Ngửa cổ ra sau, nhấp một ngụm nước và nuốt xuống.
5. Kiểm tra xem có cục u nào không
Khi nuốt, cổ vẫn ngửa ra sau, hãy kiểm tra xem cổ có bất thường về mặt thị giác nào không, bao gồm các chỗ phình ra, u cục, lồi hoặc mất cân bằng.
6. Kiểm tra xung quanh tuyến giáp
Các nốt tuyến giáp thường có hình tròn và di chuyển khi bạn nuốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tuyến giáp. Kiểm tra xem có chỗ nào to ra hoặc gồ ghề không (bên dưới yết hầu của nam giới).
7. Lặp lại quá trình này
Hãy kiểm tra phần dưới yết hầu để nhận ra bất thường ở cổ. Ảnh: Paloma Health
Thực hiện động tác nghiêng - nuốt - nhìn vài lần để quan sát các cấu trúc cổ của bạn. Nếu bạn thấy bất kỳ bất thường nào, hãy trao đổi với bác sĩ về các bước tiếp theo. Việc tìm thấy cục u, nốt sần hoặc sưng tấy không có nghĩa bạn bị rối loạn tuyến giáp hoặc ung thư.
Các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo có thể bao gồm siêu âm, xét nghiệm máu hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT)...
Lưu ý:
Kiểm tra cổ tại nhà có thể hữu ích nếu bạn có khối u đang phát triển hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước. Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra như thế này có những hạn chế. Suy giáp thường khó phát hiện bằng mắt thường hoặc bằng ngón tay.
Nếu bạn nghi ngờ có vấn đề về tuyến giáp, bạn nên làm xét nghiệm máu. Chẩn đoán này giúp bạn hiểu đầy đủ về cách tuyến giáp của bạn hoạt động và liệu có cần đánh giá thêm về chức năng tuyến giáp hay không.
Người từng tiếp xúc với bức xạ, gia đình có người mắc các hội chứng di truyền, thiếu iốt, béo phì, nên chủ động tầm soát ung thư thư tuyến giáp.
Nguồn: [Link nguồn]