Tự hào mình có làn da trắng trẻo, cô gái bàng hoàng khi biết tin bị ung thư
Cô gái này rất trẻ đẹp, luôn tự hào với làn da trắng sứ của mình. Thế nhưng đến một ngày môi và kết mạc mắt chuyển sang màu trắng thì cô nhận được tin sốc.
Phần lớn phụ nữ châu Á rất thích có làn da trắng sáng, đặc biệt vào mùa hè họ sẽ chăm chút và bảo vệ da của mình hơn. Vì sợ da rám nắng nên họ rất tích cực bôi các loại kem chống nắng khác nhau. Tuy nhiên, một làn da trắng khác với làn da nhợt nhạt, bởi da nhợt nhạt, kém sức sống có thể là dấu hiệu của bệnh tật.
Có một cô gái giấu tên ở Đài Loan da rất trắng, môi và kết mạc mắt cũng trắng bệch. Ban đầu, cô cứ nghĩ mình bị thiếu máu nên không để ý cho tới một ngày đột nhiên ngất xỉu. Khi tới bệnh viện khám, cô được phát hiện mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3 – 4.
Ảnh minh họa.
Khi tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thiếu máu rất nặng, chỉ số huyết sắc tố của người bình thường là 12 - 16, nhưng cô chưa tới 6.
Cô cũng có vấn đề về tình trạng kinh nguyệt của mình, thường ra máu nhiều khiến cho huyết sắc tố giảm mạnh, da trắng bệch. Tuy nhiên, cô nghĩ mình còn trẻ, không thấy có bất kỳ bất thường nào khi đại tiện nên không tới bệnh viện khám. Cô còn lầm tưởng việc da mình trắng như vậy là do chăm sóc da đúng cách.
Bác sĩ cho biết, khi xét nghiệm máu ẩn trong phân, nếu kết quả dương tính thì tỷ lệ ung thư cao tới 80%. Phương pháp xét nghiệm này cho ra kết quả chính xác cao, dễ dàng phát hiện bệnh nhân có đang mắc bệnh về đại trực tràng hay không.
Ung thư đại trực tràng nguy hiểm như thế nào?
Ung thư đại trực tràng hay còn được gọi là ung thư ruột, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng.
Trong giai đoạn đầu, bệnh này không gây ra nhiều triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có thể xảy ra các triệu chứng như thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy, táo bón, có máu lẫn trong phân màu nâu sẫm, đen hoặc đỏ tươi, đau bụng, đầy hơi, biếng ăn, sụt cân, thiếu máu.
Khi khám sức khỏe định kỳ, nếu bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu, họ thường đề nghị tầm soát ung thư đại trực tràng. Có khoảng 40% những người mắc ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại trực tràng không rõ ràng nhưng có thể liên quan tới các yếu tố di truyền và môi trường.
Trong một nghiên cứu mới nhất vào năm 2022, khoảng 70% các trường hợp không có lý do rõ ràng, 10% do di truyền, 20% xảy ra trong các nhóm gia đình.
Một số yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng khác như người trên 50 tuổi, nam giới, chế độ ăn ít chất xơ, nhiều protein động vật, giàu calo và chất béo bão hòa, chế độ ăn nhiều thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến, nghiện rượu, hút thuốc, thừa cân béo phì, người có tiền sử mắc bệnh viêm ruột, tiểu đường loại 2, ung thư vú, buồng trứng hoặc tử cung, có polyp trong đại tràng hoặc trực tràng.
Việc khám sàng lọc có thể phát hiện các polyp trước khi chúng trở thành ung thư. Nó cũng có thể phát hiện ung thư ruột kết ở giai đoạn đầu, lúc đó việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể mắc ung thư ở tuổi trẻ như vậy. Đó là cú sốc với tôi và gia đình. Tôi muốn cảnh báo tới tất cả phụ nữ nên kiểm tra ngực thường...
Nguồn: [Link nguồn]