Từ cục cứng nhỏ xíu biến thành vết loét lớn, người phụ nữ suýt trả giá bằng mạng sống
Với những người già, bất cứ vết thương nào cũng không được chủ quan, vì hệ miễn dịch của họ khá yếu nên bệnh sẽ tiến triển rất nhanh.
2 tháng trước, bà Từ (70 tuổi) sống ở quận Phổ Đà, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc bị ngứa ở mông. Khi kiểm tra kỹ, bà phát hiện có một cục cứng to bằng móng tay, không có cảm giác đau nhức nên chủ quan không quan tâm. Tuy nhiên, 2 ngày sau đó, cục cứng này to dần, sưng tấy đỏ, bà cũng bị sốt lên tới 39 độ C, kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng. Thấy vậy, gia đình vội đưa bà Từ đến bệnh viện cấp cứu.
Tại Bệnh viện Deji Thượng Hải, bác sĩ nhận thấy chỗ cục cứng đã lở loét, da bị tổn thương trên diện rộng nên được chỉ định điều trị kháng viêm nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Lúc này, bác sĩ Chu Kiến Minh tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh thì phát hiện bà bị thiếu máu tán huyết suốt 16 năm, dùng thuốc điều trị trong thời gian dài. Phía vết thương của bà Từ có một lượng lớn mô bị hoại tử, kích thước lớn, mủ nhiều, có mùi hôi thối.
Bác sĩ Chu cho biết: “Vết loét của bà Từ trên lâm sàng còn được gọi là viêm cân mạc hoại tử. Đây là một bệnh nhiễm trùng mô mềm cấp tính, ở các lớp sâu dưới da, nhanh chóng lan rộng và hoại tử. Bệnh cấp tính, tiến triển nhanh, tình trạng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong rất cao, thường kèm theo nhiễm trùng huyết toàn thân. Biểu hiện lâm sàng ban đầu của bệnh này không điển hình, dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm”.
Bà Từ tuổi đã già, uống thuốc lâu ngày dẫn tới hệ miễn dịch kém, máu lưu thông chậm, khả năng tái tạo mô cũng kém xa so với người trẻ. Mặc dù bà Từ đã vượt qua cơn nguy hiểm nhưng làm sao để bệnh không tiến triển và tái phát vẫn còn là một thách thức lớn.
Phía bệnh viện đã lên phương án điều trị riêng cho bà Từ. Theo đó, sau khi phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn phần mô bị hoại tử và nhiễm trùng, vết thương sẽ được điều trị bằng phương pháp hút áp lực âm liên tục. Sau 2 lần điều trị tích cực, vết thương của bà Từ đã được kiểm soát tốt. Nửa tháng sau đó, bác sĩ sẽ tiếp tục phẫu thuật lần 2 để khâu kín hoàn toàn vết thương. Hiện tại, bà Từ đã xuất viện và đi lại tự do.
Nguồn: [Link nguồn]
Hành trình đi tìm nguyên nhân căn bệnh thực sự của Sherrill suốt 10 năm qua thực không dễ dàng gì, bởi hầu hết các bác...