Từ bỏ thói quen ăn uống theo cảm xúc
75% sự lựa chọn ăn uống quá độ để giải tỏa cảm xúc, nếu bạn đang như thế thì đó chính là sai lầm.
Hầu hết chúng ta đều thỉnh thoảng buông thả bản thân ăn uống theo cảm xúc như ăn kem vô độ sau một cuộc tình tan vỡ. Nếu chỉ đôi khi thì cũng không có gì to tát. Tuy nhiên nếu bạn thấy mình liên tục ăn theo tâm trạng thì bạn cần giải quyết những nguyên nhân gây ra và nhờ giúp đỡ để đối phó với tình trạng này.
Những cảm xúc thúc đẩy cảm giác thèm ăn rất đa dạng, bao gồm trầm cảm, chán nản, căng thẳng và cô đơn, thường phát sinh bởi những thay đổi lớn như cái chết, con cái, chuyển nhà hoặc rắc rối trong công việc cùng các mối quan hệ.
Người ăn uống theo xúc cảm nhận thức được rằng họ không nên như vậy và tự trách móc mình sau khi ăn ngon lành những gói snack. Nhưng họ lại không chịu thừa nhận lý do dẫn đến con đường đó và dừng lại.
Ăn khi tức giận hoặc buồn bã gây hại tới dạ dày
Một lý do khác dẫn tới vấn đề này là bởi: khác với giải tỏa stress thường tìm đến rượu hay ma túy, không có những quy chuẩn đạo đức nào gây áp lực lên việc ăn uống theo cảm xúc.
Mang cơm trưa đi sẽ làm giảm cơ hội ăn uống theo cảm xúc.
Nhà tâm lý Melbourne Jacqui Louder - một chuyên gia về rối loạn ăn uống cho biết: “Chúng ta đang quen với việc vừa đi vừa ăn và không ăn theo bữa thông thường nên tình trạng ăn uống thuận theo cảm xúc rất khó phát hiện. Mọi người vẫn nói: 'Tôi đang có khoảng thời gian khó khăn, tôi cần năng lượng' nhưng đó chỉ là cái cớ. Cho đến khi tôi chỉ ra tại sao thì họ biết rằng mình đã đuối lý”.
Những người ăn theo cảm xúc hiếm khi dừng lại cho đến khi họ bắt đầu béo phì hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu một người thân yêu giúp họ nhận thức được điều này. Nhà tâm lý học Louder chỉ ra rằng phụ nữ thường bị tình cảm chi phối ăn uống nhiều hơn đàn ông.
Chuyên viên tư vấn về rối loạn ăn uống, Gina O'Neill chia sẻ rằng cuộc sống buộc chúng ta giấu kín cảm xúc và cô thường ngạc nhiên bởi nhiều khách hàng của cô đã phải trải qua những chuyển biến lớn mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào.
O’Neill nói: “Sau đó họ ăn để trị bệnh cảm xúc của mình. Họ cũng có thể gặp vấn đề trong việc tự vệ và thiết lập ranh giới, đặt yêu cầu của người khác trên cả bản thân họ. Người ăn uống theo cảm xúc thỉnh thoảng cũng cảm thấy thực sự không hài lòng nhưng chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ khi nỗi đau đớn của việc cố chấp duy trì còn lớn hơn nhiều nỗi đau của sự thay đổi”.
Cách đánh bại thói quen ăn uống theo cảm xúc
Khi bạn thích ăn, hãy chờ 20 phút và làm bất kỳ điều gì khác. Nếu sau 20 phút, bạn không đói nữa, bạn biết tình trạng đói của bản thân là do xúc cảm chi phối.
- Hãy thử tìm ra những cảm xúc gắn liền với thói quen ăn uống theo cảm xúc của bạn và tìm ra cách để đối phó.
- Thiền, yoga và các bài tập thở giúp ngăn ngừa cảm xúc ăn uống bởi vì chúng giúp kết nối tâm trí với cơ thể. Hãy ý thức những thói quen và hành vi của bản thân để thiết lập kế hoạch ăn uống khoa học và đều đặn.
- Mang bữa trưa tới chỗ làm và bạn sẽ không bị cám dỗ khi đi ăn ngoài.