Trước khi tìm ra Insulin con người đã chữa bệnh tiểu đường bằng cách nào?
Bệnh tiểu đường đã được công nhận là một vấn đề y tế trong hàng ngàn năm. Trước khi tìm ra insulin, những người mắc bệnh tiểu đường được xem là nhận án tử hình vì không có phương pháp cứu chữa.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường lần đầu tiên được y học biết đến vào năm 1552 trước Công nguyên, khi Hesy-Ra, một bác sĩ người Ai Cập, ghi chép lại: việc đi tiểu quá nhiều là một triệu chứng của một căn bệnh bí ẩn gây ra tình trạng hốc hác ở con người. Cũng vào khoảng thời gian này, các thầy lang cổ đại ghi nhận rằng kiến dường như bị thu hút bởi nước tiểu của những người mắc bệnh này.
Vào năm 150 sau Công Nguyên, bác sĩ người Hy Lạp Arateus đã mô tả bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là bệnh tiểu đường là "sự tan chảy của thịt và chân tay thành nước tiểu". Từ đó, các thầy thuốc bắt đầu hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường được ghi chép lại trong các tác phẩm nghệ thuật cổ đại.
Nhiều thế kỷ sau, những người được gọi là "người nếm nước" đã chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng cách nếm nước tiểu của những người bị nghi ngờ mắc bệnh này. Nếu nước tiểu có vị ngọt, người đó được xác định đã mắc bệnh tiểu đường. Cho đến những năm 1800, các nhà khoa học đã phát triển các xét nghiệm hóa học để phát hiện sự hiện diện của đường trong nước tiểu.
Căn bệnh “ác quỷ”
Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường có nguồn gốc từ từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là mật ong hoặc ngọt ngào. Điều này là do trong bệnh tiểu đường, lượng đường dư thừa được tìm thấy trong máu cũng như nước tiểu. Vào thế kỷ 17, nó được biết đến với cái tên "ác quỷ".
Trong thời cổ đại và thời trung cổ, bệnh tiểu đường thường là một bản án tử hình. Aretaeus (một trong những thầy thuốc nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại) đã cố gắng điều trị nhưng không thể mang lại kết quả tốt. Sushruta (thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên) một thầy lang người Ấn Độ đã xác định bệnh tiểu đường và phân loại nó là "Madhumeha".
Cuốn sách y khoa The Canon of Medicine thời Trung Cổ có ghi chép về bệnh tiểu đường được ghi nhận: sự thèm ăn bất thường, suy giảm chức năng tình dục và vị ngọt của nước tiểu bệnh nhân.
Ở đây từ “madhu” có nghĩa là mật ong và là nước tiểu ngọt. Người Ấn Độ cổ đại đã kiểm tra bệnh tiểu đường bằng cách xem liệu kiến có bị thu hút bởi nước tiểu của một người hay không. Các từ trong tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cho bệnh tiểu đường dựa trên cùng một chữ cái có nghĩa là "bệnh nước tiểu có đường".
Thuật ngữ tiểu đường có lẽ được đặt ra bởi Apollonius của Memphis (Ai Cập) vào khoảng năm 250 trước Công nguyên. Bệnh tiểu đường lần đầu tiên được ghi lại bằng tiếng Anh, trong một văn bản y khoa được viết vào khoảng năm 1425. Sau đó vào năm 1675, bác sĩ người Anh Thomas Willis đã thêm từ "'mellitus'" vào từ bệnh tiểu đường. Điều này là do nước tiểu có vị ngọt. Vị ngọt này cũng đã được nhận thấy trong nước tiểu của người Hy Lạp cổ đại, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và Ba Tư như được thấy rõ trong tài liệu của họ.
Những cách chữa bệnh tiểu đường trước khi tìm ra insulin
Sushruta, Arataeus và Thomas Willis là những người tiên phong đầu tiên trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Các bác sĩ Hy Lạp chỉ định tập thể dục - tốt nhất là cưỡi ngựa để giảm bớt tình trạng đi tiểu nhiều. Một số hình thức trị liệu khác được áp dụng cho bệnh tiểu đường bao gồm rượu vang, cho ăn quá nhiều để bù lại lượng chất lỏng mất đi, chế độ ăn kiêng …
Cuốn sách Pharmaceutice reasoni của Thomas Willis được xem là tài liệu tham khảo rõ ràng đầu tiên về dịch tiểu đường có đường của châu Âu vào thế kỷ 17.
Vào thời Trung cổ, Rhazes là một bác sĩ triều đình ở Baghdad đã có những ghi chép về triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm "sự thèm ăn bất thường, suy giảm chức năng tình dục và vị ngọt của nước tiểu bệnh", ông đưa ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng cách sử dụng hỗn hợp lupin, trigonella (cỏ ca ri) và hạt zedoary.
Năm 1776, bác sĩ người Anh Matthew Dobson khẳng định vị ngọt của nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường là do dư thừa một loại đường trong nước tiểu và máu.
Vào những năm 1700 và 1800, các bác sĩ bắt đầu nhận ra rằng thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, và họ khuyên bệnh nhân của mình nên làm những việc như chỉ ăn mỡ và thịt động vật hoặc tiêu thụ một lượng lớn đường.
Bức tường tại Strasbourg (Pháp) ghi lại bước tiến mới chữa trị bệnh tiểu đường khi Joseph von Mering và Oskar Minkowski đã cắt bỏ tuyến tụy của một con chó, từ đó sớm phát triển các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Trong Chiến tranh Pháp-Phổ vào đầu những năm 1870, bác sĩ người Pháp Apollinaire Bouchardat lưu ý rằng các triệu chứng của bệnh nhân tiểu đường của ông đã được cải thiện do khẩu phần thực phẩm và ông đã phát triển chế độ ăn cá nhân như phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Điều này dẫn đến các chế độ ăn kiêng lỗi mốt vào đầu những năm 1900, bao gồm "phương pháp chữa bệnh bằng yến mạch", "liệu pháp khoai tây" và "chế độ ăn kiêng".
Năm 1916, nhà khoa học Boston Elliott Joslin đã tự khẳng định mình là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh tiểu đường bằng cách tạo ra cuốn sách Điều trị bệnh tiểu đường, đồng thời đưa ra thông tin về chế độ ăn kiêng kết hợp với tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Ngày nay, các bác sĩ và nhà giáo dục về bệnh tiểu đường vẫn sử dụng những nguyên tắc này khi dạy bệnh nhân của họ về việc thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Frederick Banting (phải) tham gia cùng Charles Best tìm ra phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng insulin.
Bất chấp những tiến bộ này, trước khi phát hiện ra insulin, bệnh tiểu đường chắc chắn dẫn đến tử vong sớm. Bước đột phá lớn đầu tiên cuối cùng dẫn đến việc sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường là vào năm 1889, khi Oskar Minkowski và Joseph von Mering, các nhà nghiên cứu tại Đại học Strasbourg ở Pháp, cho thấy rằng việc cắt bỏ tuyến tụy của chó có thể gây ra bệnh tiểu đường.
Frederick Banting, một bác sĩ ở Ontario, Canada, lần đầu tiên có ý tưởng sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường vào năm 1920, và ông cùng các đồng nghiệp bắt đầu thử nghiệm lý thuyết của mình trong các thí nghiệm trên động vật. Banting và nhóm của ông cuối cùng đã sử dụng insulin để điều trị thành công cho một bệnh nhân tiểu đường vào năm 1922 và được trao giải Nobel Y học vào năm sau đó.
Nguồn: [Link nguồn]
Bác sĩ Willem Kolff được coi là cha đẻ của phương pháp lọc máu. Bác sĩ người Hà Lan này đã chế tạo máy lọc máu đầu tiên (thận nhân tạo) vào năm 1943.