Trứng vịt lộn đại bổ, nhưng 3 điều này nhất định phải tránh khi ăn
Trứng vịt lộn là món ăn ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng chúng cũng là "thủ phạm" gây ra các căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp…
Từ lâu, trứng vịt lộn đã được dân ta và một số nước châu Á coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Với giá cả khá bình dân, trứng vịt lộn trở thành món ăn ưa thích hàng ngày của nhiều người.
Thành phần dinh dưỡng trong một quả trứng vịt lộn có chứa 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…
Với hàm lượng dinh dưỡng trên, trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều, trứng vịt lộn sẽ có thể khiến cho "lợi" vô tình biến thành "hại". Một quả trứng vịt lộn còn chứa tới 600 mg cholesterol - cao gần gấp 3 lần 1 quả trứng gà.
Điều đó có nghĩa là nếu ăn hàng ngày, nó sẽ dễ gây ra các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ... do dư thừa lượng cholesterol. Đặc biệt, người đang mắc các bệnh này dễ bị nặng hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
3 sai lầm nhất định phải tránh khi ăn trứng vịt lộn:
Không ăn thường xuyên
Nhiều người quan niệm trứng vịt lộn có tác dụng tốt với sức khỏe, nhiều dinh dưỡng nên ăn thường xuyên. Tuy nhiên, với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, ăn nhiều cũng có nghĩa nạp vào cơ thể lượng đạm và chất béo lớn, khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá tải khiến không chuyển hóa kịp. Về lâu dài đây sẽ là nguyên nhân gây các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ…
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần và tách rời không nên ăn cùng một lúc. Còn với trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.
Không ăn vào buổi tối
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm ăn vịt lộn tốt nhất là trong bữa sáng. Bởi sau 1 đêm ngủ dài, cơ thể thiếu năng lượng cho một ngày mới. Khi ăn vịt lộn có nhiều chất bổ sẽ đóng góp khoảng 20% calo cần đưa vào cơ thể để bạn cảm thấy sảng khoái hơn.
Ngược lại với giá trị dinh dưỡng cao nếu ăn vịt lộn vào bữa tối hay gần giờ đi ngủ lại là sai lầm. Bởi thời điểm đó, là lúc hệ tiêu hóa hoạt động kém, ăn vịt lộn vào gây đầy bụng, khó tiêu nên khó ngủ hơn. Thông thường khi nhiều chất đạm và béo đưa vào cơ thể, bạn sẽ sinh đầy hơi.
Không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn
Do có nhiều dinh dưỡng nên không ít phụ huynh vẫn dùng trứng vịt lộn tẩm bổ cho con. Nhưng họ không biết rằng trẻ dưới 5 tuổi đang có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho trẻ khó tiêu, chướng bụng, quấy khóc, lười ăn các bữa ăn khác trong ngày do có nhiều dinh dưỡng.
Cách chọn mua trứng vịt lộn an toàn Mặc dù trứng vịt lộn là món ăn đường phố hấp dẫn nhưng chúng có thể là mầm mống gây bệnh nếu nhiệt độ và môi trường ủ trứng không phù hợp. Đặc biệt, nếu trứng được bán sống thì một số phân còn sót lại trên bề mặt trứng có chứa vi khuẩn Salmonella enteritidis là nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hay bệnh thương hàn. Bạn chỉ nên ăn trứng vịt lộn đã luộc chín. Không nên ăn trứng để lâu ngày. Nếu muốn tự luộc trứng vịt lộn tại nhà hãy chọn mua trứng ở cơ sở uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời hạn sử dụng của một quả trứng vịt lộn tối đa là một ngày và bảo quản 1 tuần trong tủ lạnh. Khi ăn, nên ăn kèm gừng và rau răm, đây là sự kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. |
Trứng vịt lộn là một món ăn giàu dinh dưỡng, được nhiều người Việt yêu thích. Tuy nhiên, ăn trứng vịt lộn thời điểm nào là tốt nhất?
Nguồn: [Link nguồn]