Trong nhà dễ có thứ độc gấp 68 lần thạch tín, đặc biệt mùa nồm ẩm
Có một loại độc tố rất phổ biến trong nhà bếp, được gọi là aflatoxin. Nó gần như là chất độc hại nhất trên thế giới.
Aflatoxin có thể gây hại cho gan trong trường hợp nhẹ, và có thể gây ra các tổn thương ác tính ở gan, chẳng hạn như ung thư gan, nếu hàm lượng cao hơn có thể gây tử vong.
Aflatoxin độc hại như thế nào?
Mọi người đều biết rằng kali xyanua có độc tính cao, aflatoxin thậm chí còn độc gấp 10 lần so với kali xyanua và gấp 68 lần so với asen (thạch tín).
Aflatoxin rất thích “tấn công” vào đậu phộng, bởi vì thành phần và cấu trúc của đậu phộng đặc biệt thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của aflatoxin. Vì vậy, nó đặc biệt hay ẩn trong những hạt đậu phộng bị mốc.
Đậu phộng khi bảo quản ở nhà, nếu thời tiết nồm ẩm sẽ dễ bị mốc. Nhiều người thấy mốc nhưng vẫn ăn vì nghĩ chỉ cần rửa sạch là được. Tuy nhiên, rửa hay chế biến không thể loại bỏ aflatoxin.
Aflatoxin rất “ngoan cố”, nhiệt độ thấp tới 6-7 độ C hoặc cao tới hàng chục độ C vẫn không thể tiêu diệt được. Vì vậy, dù rang hay chiên thì cũng không thể loại bỏ được hết, thậm chí nếu chiên với nhiệt độ cao quá lâu còn có thể sinh ra các thành phần có hại khác.
Trên thực tế, aflatoxin “sợ” nhất là nước. Nếu luộc đậu phộng mốc trong nước thì hơn 90% aflatoxin sẽ bị tiêu diệt, nhưng khả năng aflatoxin còn sót lại vẫn rất cao. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, nếu đậu phộng bị mốc hoặc đổi màu một chút, tốt nhất là không nên ăn.
Đậu phộng có quan hệ mật thiết với gan. Đậu phộng cũng có thể ngăn ngừa bệnh gan nếu ăn đúng cách. Đậu phộng tuy có hàm lượng dầu cao nhưng cũng chứa nhiều choline, lecithin, saponin và các thành phần khác, những chất này rất tốt cho việc đào thải chất béo trong gan. Tuy nhiên, chỉ được ăn nếu đậu phộng sạch hoàn toàn, nếu có 1 chút mốc thì cũng nên bỏ ngay để đảm bảo và giữ gìn sức khỏe.
Nguồn: [Link nguồn]
Đa số những món ăn chứa nhiều phụ gia thực phẩm đều rất có hại cho sức khỏe.