Trời nóng, người tập thể dục cần biết 5 điều này để không bị ốm, sốc nhiệt

Sự kiện: Sống khỏe

Khi tập thể dục, nếu thấy dấu hiệu tim nhanh, choáng váng, suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, chuột rút cơ, nôn mửa... hãy dừng ngay, chú ý uống nước và ăn một chút trái cây hoặc đồ ăn nhẹ bổ dưỡng.

Tập thể dục trong những ngày thời tiết nắng nóng là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc luyện tập giữa thời tiết nắng nóng tương đối nguy hiểm nếu không biết cách.

5 điều cần tránh khi tập thể dục ngày nắng nóng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tránh thời điểm nắng nóng

Bạn cần linh hoạt trong việc chọn thời điểm tập thể dục, nên tránh thời gian nắng nóng trong ngày vì sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi. Thời gian lý tưởng để luyện tập vào mùa hè là từ 5 đến 7h sáng hoặc buổi tối từ 17 – 19h và khi luyện tập, nên chọn chỗ nơi thoáng mát, có nhiều cây xanh mát mẻ (nếu tập ở ngoài trời).

Hạn chế tập thể dục từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đó là thời điểm nóng nhất trong ngày.

Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Thay đổi nhiệt độ đột ngột từ môi trường có máy lạnh ra môi trường bên ngoài sẽ dễ bị sốc nhiệt. Trước khi từ phòng máy lạnh ra môi trường nắng nóng nên vận động đôi chút, xoa bóp cơ mặt. Còn khi ở môi trường nắng nóng bước vào phòng máy lạnh, hãy đảm bảo cơ thể khô ráo, tránh tiếp xúc ngay với hơi máy lạnh hoặc máy quạt, nhất là vùng đầu, mặt. cổ.

Tốt nhất không vào máy lạnh ngay sau khi kết thúc tập luyện, cũng như không tắm rửa ngay. Nhiệt độ máy lạnh ở trong phòng nên ở 25-28 độ C.

Bổ sung nước kịp thời

Uống ít nhất hai ly nước trước khi bạn ra ngoài tập thể dục. Mang theo một chai nước bên mình và tiếp tục uống nước giữa buổi tập của bạn. Uống nhiều nước hơn sau khi kết thúc quá trình tập luyện. Bổ sung chất điện giải bằng trái cây và rau quả chứ không phải đồ uống thể thao chứa nhiều calo.

Lau mồ hôi khi tập

Một trong những đặc điểm khi tập thể dục giữa mùa hè nắng nóng chính là nhiệt độ cơ thể tăng cao. Mặc dù việc ra nhiều mồ hôi cũng sẽ là cách đốt cháy lượng mỡ dư thừa hiệu quả, tuy nhiên nếu không kiểm soát nhiệt độ cẩn thận rất dễ dẫn đến sức khoẻ có những phản ứng ngược. Đó sẽ là những hệ quả như gây chóng mặt, đau đầu cho đến ngất xỉu…

Chính vì vậy, ngoài việc liên tục bổ sung đủ nước, bạn hãy dùng khăn ướt và ấm nhẹ nhàng lau toàn thân, giúp cơ thể trở lại trạng thái thoái mái, mát mẻ và an toàn.

Giảm cường độ luyện tập

Việc điều chỉnh bài tập hay giảm cường độ tập luyện sẽ là bước quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ giữa tiết trời nắng nóng.

Các chuyên gia sức khoẻ cũng đưa ra lời khuyên rằng nên giảm cường độ tập luyện xuống còn 70% so với thông thường. Điều này sẽ giúp nhiệt độ cơ thể không bị tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo đốt lượng calo tương đối trong cơ thể, giúp tiêu hao mỡ dư thừa và duy trì vóc dáng.

Dấu hiệu người bị sốc nhiệt và cách xử trí

Triệu chứng của sốc nhiệt là nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 40 độ C, hoặc cao hơn. Sốc nhiệt thường do tập thể dục, vận động, làm việc với cường độ cao, kéo dài dưới trời nắng nóng.

Người bệnh xuất hiện triệu chứng thần kinh như lẫn lộn, khó suy nghĩ rõ ràng, bị ảo giác, đi lại khó khăn, da ửng đỏ và nóng, nôn mửa hoặc tiêu chảy, chuột rút hoặc yếu cơ, nhức đầu,...

Khi một người quá nóng, họ cũng có thể bị chuột rút và kiệt sức, mất sức, ngất. Trường hợp nặng, người bệnh hôn mê, co giật, thở nhanh hoặc nhịp tim nhanh.

Khi phát hiện một người bị sốc nhiệt, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Trong thời gian chờ đợi, bạn cần cố gắng hạ nhiệt cho nạn nhân bằng cách: Di chuyển nạn nhân đến nơi mát, tránh ánh nắng mặt trời như vào bóng râm hoặc vào nhà; Nếu nạn nhân tỉnh táo, thì có thể cho uống nước hoặc đồ uống thể thao.

Suýt mất mạng sau 30 phút dậy sớm tập thể dục, người nhà cho biết bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh này!

Tập thể dục từ lúc 4h sáng như thường lệ, nhưng sau 30 phút, người đàn ông đột ngột nói khó, yếu nửa người trái. Người nhà cho biết ông có tiền sử bị tăng huyết áp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN