Trời nóng, người phụ nữ ăn đá bào mỗi ngày khiến đường huyết tăng vọt
Đối với những người có tiền sử tiểu đường, việc ăn gì rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tật.
Bà Shen (52 tuổi) sống tại Đài Loan (Trung Quốc) có tiền sử bị tiểu đường và đã kiểm soát được đường huyết bằng cách dùng thuốc với điều chỉnh chế độ ăn uống. Chỉ số hemoglobin A1c (HbA1c) ở mức khoảng 6,7% (giá trị bình thường là 4,0-5,6%), khá ổn định so với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu định kỳ của bà gần đây lại tăng lên 8,1%.
Bác sĩ Huang Fengrong tại Bệnh viện Ministry of Health and Welfare, Changhua cho biết, bà Shen đến khám và tiết lộ rằng, bà cảm thấy mùa hè năm nay đặc biệt nóng và các con bà rất thích ăn đá bào nên cũng ăn theo.
Món đá bào mà bà Shen thích ăn.
Bà thích các loại topping như nho khô, trân châu, khoai lang, socola... Để giảm lượng đường, bà đã đặc biệt nhờ chủ quán giảm một nửa lượng nước đường chan lên đá bào. Bà cảm thấy không ngọt và ăn ít nhất 2 bát mỗi ngày, cảm thấy rất sảng khoái.
Bác sĩ Huang nói thêm rằng, các loại topping phổ biến như nho khô, đậu đỏ, đậu xanh, trân châu, khoai môn, khoai lang mật, mứt... có hàm lượng đường rất cao, thậm chí trong quá trình chế biến còn được ngâm trong nước đường để tăng độ ngon miệng. Bệnh nhân tiểu đường thường không nhận ra rằng lượng đường trong máu đã tăng cao do ăn đá bào.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc ăn đá bào sẽ nạp vào cơ thể nhiều calo và đường, không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại cảm thấy ăn đá bào mang lại cảm giác ngon miệng, sảng khoái.
Bác sĩ Huang chỉ ra rằng, bằng cách chọn loại đá bào và topping, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể giảm thiểu sự biến động của đường huyết.
Ví dụ với đá bào, bệnh nhân tiểu đường nên chọn đá trong kết hợp với các loại topping ít đường, ít calo.
Trong các loại topping phổ biến, cỏ ngọt, thạch đen, nấm trắng được coi là ít đường và ít calo hơn, các loại khác hầu hết đều có hàm lượng calo và đường cao, đồng thời cũng nên giảm việc thêm siro, mứt và sữa đặc.
Ngoài ra, các sản phẩm khác như kem, kem tươi, đá bào, đá bào tuyết, kem que, smothie.... cũng cần chú ý. Bác sĩ Huang nhắc nhở rằng, sự khác biệt chính giữa kem và kem tươi là hàm lượng chất béo có trong sữa. Kem có hàm lượng chất béo trong sữa cao hơn.
Nếu so sánh thì kem tươi phù hợp hơn với bệnh nhân tiểu đường, không nên chọn kem que mà nên dùng loại đựng trong cốc sẽ tốt hơn. Đá bào tuyết được làm từ viên đá trộn với hỗn hợp sữa và bơ, so với đá bào làm từ nước, đá bào tuyết phù hợp hơn với bệnh nhân tiểu đường. Về kem que và smothie, smothie có lượng calo cao hơn. Vì vậy, nếu cùng nguyên liệu thì kem que phù hợp hơn với bệnh nhân tiểu đường.
Nam sinh này có sở thích ăn các loại thức ăn nhiều giàu mỡ, chiên rán nên bị béo phì, từ đó hình thành sỏi mật.
Nguồn: [Link nguồn]