Trời nồm ẩm, các bệnh viêm đường hô hấp bùng phát, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con khỏe mạnh?
Sau Tết Nguyên đán, miền Bắc bước vào những ngày thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, nóng lạnh thất thường. Độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh, kéo theo nhiều bệnh đường hô hấp như viêm đau họng, viêm mũi dị ứng, viêm tiểu phế quản... bùng phát ở trẻ em và người lớn. Trong đó, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng mắc bệnh đường hô hấp nhiều hơn cả.
Vì sao trẻ dễ viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp khi trời nồm ẩm?
Những ngày gần đây, thời tiết miền Bắc tăng nhiệt, trời mưa phùn, nhiều nơi có sương mù vào sáng sớm, độ ẩm không khí tăng cao. Độ ẩm không khí cao gây tụ hơi nước khắp nơi trong nhà, đặc biệt là trên sàn, thảm, kính cửa sổ, khiến nấm mốc và các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh, gây ra nhiều mầm bệnh. Thêm nữa, thời tiết trong ngày thay đổi liên tục như sáng mưa phùn kèm sương mù, trưa hửng nắng, tối mưa lạnh khiến cơ thể trẻ khó thích nghi kịp, dễ nhiễm bệnh.
Trong khi đó, trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi đang ở giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, đề kháng còn non yếu, không đủ sức chống chọi với vi khuẩn, virus cũng như các tác nhân gây bệnh khác. Vì vậy, trẻ lại càng dễ ốm bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm VA, viêm tiểu phế quản, viêm mũi dị ứng…
Đa số trẻ mắc bệnh đều nhẹ và có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không đúng cách, trẻ có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, gặp biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần theo dõi con thận cẩn thận khi trẻ bị bệnh để phát hiện bất thường kịp thời và đưa trẻ vào viện khi cần thiết.
Trẻ bị viêm đường hô hấp khi trời nồm ẩm, cha mẹ chăm sóc như thế nào cho đúng?
80% bệnh đường hô hấp là do virus nên việc điều trị bằng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh. Việc điều trị bệnh sẽ chủ yếu là điều trị các triệu chứng như dùng hạ sốt, thuốc ho, thuốc long đờm, trị sổ mũi…
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để chăm sóc giúp con nhanh khỏi bệnh hơn:
- Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, chọn những loại thức ăn mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa
- Cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả và dung dịch oresol
- Chia nhỏ bữa ăn và lượng thức ăn cũng không nên quá nhiều vì khi đang ốm trẻ sẽ không thể ăn nhiều như bình thường
- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa axit, đồ ăn cay chua, đồ ngọt, đồ ăn có chứa nhiều mỡ như nước sốt cà chua, ớt, hạt tiêu, khoai tây chiên…
- Lau người cho trẻ bằng khăn ấm, chú ý vùng cổ, bẹn, nách khi trẻ sốt.
- Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp của trẻ
- Không tắm trẻ ngay khi trẻ vừa đổ nhiều mồ hôi, dùng nước ấm tắm trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ với xà phòng.
Thêm vào đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay nếu con có một trong các dấu hiệu sau như khó thở, thở rên, trông trẻ rất mệt, thở rất nặng nhọc hoặc bất cứ khi nào thấy con “khang khác”. Đặc biệt, nếu trẻ dưới 3 tháng bị sốt, cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
Mặc dù các bệnh đường hô hấp rất phổ biến và không quá nguy hiểm, nhưng khi trẻ bị bệnh, sức khỏe và sự phát triển của con cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, điều cấp thiết mà cha mẹ cần làm ngay là hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho con.
Cách phòng bệnh đường hô hấp hiệu quả cho trẻ những ngày trời nồm ẩm
Trước hết, cha mẹ nên lau sàn nhà, cửa kính thường xuyên bằng khăn khô, hút ẩm tốt, không dùng thảm trải sàn để hạn chế nấm mốc và nguồn gây bệnh. Cha mẹ có thể sử dụng máy hút ẩm hoặc điều hòa chế độ khô để nhà cửa bớt ẩm ướt.
Thêm nữa, cần vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ; nhắc nhở trẻ không cho tay lên miệng hoặc mũi; giữ vệ sinh không gian sống và nơi vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ; tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với những trường hợp bị bệnh.
Đặc biệt, điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm để giúp trẻ “chiến đấu” với các mầm bệnh, vượt qua giai đoạn nồm ẩm, chính là tăng đề kháng cho trẻ. Bởi đề kháng là lá chắn bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các virus, vi khuẩn. Khi đề kháng khỏe, trẻ sẽ chống lại các tác nhân gây bệnh, và con cũng nhanh khỏe hơn nếu chẳng may mắc bệnh.
Để tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ, bên cạnh việc đảm bảo giấc ngủ, vận động, uống đủ nước và dinh dưỡng đầy đủ, cha mẹ đều biết cần bổ sung thêm vitamin C, A, D, kẽm, selen… Trong đó, nhiều bác sĩ khuyến khích bổ sung cho trẻ hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu như Beta-glucan để kích thích tối ưu hệ miễn dịch.
Beta-glucan được chứng minh tăng cường gấp đôi lượng tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể sau 72 giờ sử dụng, từ đó, giúp xây dựng một bộ máy miễn dịch vững vàng giúp cơ thể “đánh bại” các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Hiện nay, trên thị trường, Gadopax Forte là sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng được rất nhiều mẹ ưa chuộng và tin dùng, bởi bảng thành phần đa dạng, đầy đủ các hoạt chất cần thiết cho hệ miễn dịch như Beta-glucan, vitamin C, D và kẽm. Các vi hoạt chất này khi được kết hợp với nhau sẽ tạo nên tác dụng hiệp đồng tối ưu nhất trên hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể.
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, vitamin C và vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội. Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/ Hotline: 1800 28 28 32 Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Nguồn: [Link nguồn]
Sau khi ốm dậy, thể trạng của trẻ chưa hoàn toàn hồi phục nên rất dễ tái bệnh hoặc mắc bệnh khác. Trong khi đó, hiện nay, nhiều dịch bệnh như viêm đường...