Trời lạnh ngâm chân cực tốt nhưng đừng mắc sai lầm này vì rất dễ gây hại sức khỏe

Sự kiện: Sống khỏe

Ngâm chân sẽ giúp chúng ta cải thiện lưu thông máu, giảm bớt đau đầu, giúp giấc ngủ sâu hơn. Nhưng không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao không phải ai cũng biết.

Ngâm chân trong nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện. Đồng thời, kích thích các huyệt vị giúp điều trị một loạt triệu chứng khó chịu như tinh thần mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ…

Theo Đông y, chân là gốc của cơ thể, tuy nhỏ bé nhưng bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Bàn chân được ví như trái tim thứ 2 của mỗi người. Do vậy, chăm sóc đôi bàn chân sẽ giúp khí huyết vận hành trơn tru, bảo vệ sức khỏe.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Còn theo Tây y, bàn chân chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Dùng nước nóng ngâm, rửa chân chính là cách để tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Nước ấm và muối sẽ kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm, bạn có thể xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ.

Trong những ngày thời tiết lạnh, mọi người có thể ngâm chân với nước gừng tươi, củ sả, tinh dầu quế… đều rất tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không ngâm chân trong các trường hợp sau đây:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch… những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân.

Những người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40℃.

Những người bị tiểu đường khi ngâm không chú ý dễ bị bỏng. Không ít trường hợp bị bỏng, nhiễm trùng khi cho thêm những loại lá không rõ nguồn gốc vào. Nguyên nhân là vì những người bệnh đái tháo đường thường bị mất cảm giác ở bàn chân. Khi ngâm chân càng không được tự ý tăng độ nóng của nước theo cảm giác chân của mình mà cần phải có người thử nước trước hãy thực hiện.

Đối với trẻ em cũng được khuyến cáo không nên ngâm chân, bởi đang tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.

4 lưu ý để ngâm chân đúng cách

- Thời điểm ngâm tốt nhất là trước khi ngủ. Mọi người nên tránh ngâm chân trước và sau khi ăn khoảng 1 giờ.

- Nhiệt độ bước ngâm chân chừng 40 độ C. Ngâm nhiệt độ nước quá cao dễ khiến cho da bị tổn thương, bỏng. Trong thời gian ngâm, mọi người có thể cho thêm nước nóng để duy trì nhiệt độ. Nếu thấy cơ thẻ nóng lên, đổ mồ hôi nhẹ, da chân ửng đỏ là tốt nhất. Thời gian ngâm chân khoảng 20-30 phút, không nên ngâm quá lâu.

- Sau khi ngâm chân cần kết hợp mát xa các huyệt dưới lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân giúp cho khí huyết lưu thông máu.

- Trước và sau khi ngâm chân nên uống chút nước ấm để tạo điều kiện tốt cho cơ thể được thải độc và bù nước. Sau khi ngâm, mọi người cần dùng khăn khô lau sạch chân và ủ ấm chân ngay trong những ngày lạnh giá để tránh bị lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

”Yêu” khi trời lạnh, nếu không muốn gặp họa thì cần nhớ những điều này

Miền Bắc đang bước vào đợt rét đậm sau khi gió lạnh. Nền nhiệt thấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện chăn gối của các cặp đôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN