Trời lạnh, 500 trẻ nhập viện do cúm chỉ trong 1 tháng

Sự kiện: Cảm cúm

Một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 10.

TS.BS Đỗ Thiện Hải – Trưởng khoa Nội nhiễm, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương - Hà Nội) vừa cho biết, trong 2 tháng vừa qua, đơn vị này ghi nhận nhiều ca nhập viện vì cúm, với nhiều bệnh nhi bị biến chứng nặng.

Hơn hai tháng qua, có 820 trẻ nhập viện tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em. Riêng tháng 11, gần 500 bệnh nhân cúm nhập viện, tăng 10-20% so với trước.

Trẻ mắc cúm là bệnh đặc trưng mùa đông xuân. (Ảnh minh họa)

Trẻ mắc cúm là bệnh đặc trưng mùa đông xuân. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 10. Trẻ đều có biểu hiện của viêm não như phản ứng chậm chạp, sốt cao, lơ mơ, li bì.

Bác sĩ Hải dự báo, cúm là bệnh đặc trưng mùa đông xuân, số trẻ em mắc bệnh còn có thể tăng trong những ngày tới.

Đặc điểm của cúm mùa là có thể tự khỏi sau 3- 5 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mãn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch thì khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát đợt bệnh mới. Trẻ dễ biến chứng sang viêm đường hô hấp cấp, thậm chí tăng nặng hơn như viêm phổi… Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Trong trường hợp trẻ bị mắc cúm, cha mẹ cần lưu ý các điều sau:

- Hạ sốt cho trẻ

- Nới rộng quần áo cho trẻ.

- Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. (Nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được.)

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4- 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt ≥ 38,5 độ C.

- Vệ sinh đường hô hấp

- Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. (Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi rút vẫn bám lại trên khăn.)

- Hằng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9‰ vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.

- Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt: Cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước, tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy.

Mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.

Do đó, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để phòng cúm.

Người dân săn lùng mua thuốc Tamiflu để chữa cúm A: Bộ Y tế nói gì?

Trước cơn sốt săn lùng thuốc Tamiflu, Bộ Y tế và các chuyên gia đầu ngành đã đồng loạt cảnh báo người dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Cảm cúm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN