Triệu chứng giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết có biểu hiện thế nào?
Bình thường, người bị sốt xuất huyết có cơn sốt kéo dài đi kèm triệu chứng nhức mỏi toàn thân, đau đầu, nôn,...
Theo TS.BS. Ngô Chí Cương, chuyên gia truyền nhiễm, sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm bởi nó có thể biến chứng nghiêm trọng tới nhiều cơ quan trong cơ thể và gây tử vong. Giảm tiểu cầu sốt xuất huyết là một trong các biến chứng của bệnh.
Tiểu cầu là tế bào có kích thước nhỏ nhất của máu, đường kính chỉ bằng 20% hồng cầu. Đối với quá trình đông máu, tiểu cầu tạo ra cục máu đông, miễn dịch và co mạch.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện.
Do đảm nhận nhiệm vụ chính là cầm máu nên khi bị thương, tiểu cầu sẽ làm máu đông lại, nhờ đó mà máu không chảy ra ngoài. Tuy nhiên, với vết thương có phạm vi rộng và sâu thì tiểu cầu cũng không thể ngăn được tình trạng chảy máu.
Giảm tiểu cầu sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột, tiến triển qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và hồi phục:
- Giai đoạn sốt: sốt cao đột ngột và kéo dài, buồn nôn, chán ăn, đau cơ, xung huyết ở da, đau khớp, đau nhức cả 2 hốc mắt, chảy máu chân răng, chảy máu cam,...
- Giai đoạn nguy hiểm: ngày thứ 3 - thứ 7 của bệnh, cơn sốt có thể giảm nhưng lại dễ bị thoát huyết tương, gan to, mi mắt phù nề, tràn dịch màng phổi, huyết áp hạ, tiểu ít, da lạnh ẩm,… Lúc này người bệnh dễ bị chảy máu mũi, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng, viêm gan, viêm cơ tim,...
- Giai đoạn hồi phục: kéo dài 48 - 72 giờ, lúc này người bệnh đã hết sốt, có cảm giác thèm ăn, tiểu nhiều, huyết động ổn định,... Tuy nhiên, nếu truyền dịch quá mức có thể khiến người bệnh bị suy tim, phù phổi.
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có giảm tiểu cầu. Đây là một loại bệnh lý miễn dịch khiến cho kháng thể chống lại tiểu cầu, tiểu cầu bị phá hủy ở lách nên giảm rõ rệt số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể dễ bị chảy máu.
Theo WHO, giảm tiểu cầu là một tiêu chí để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết. Tiểu cầu sốt xuất huyết tức là khả năng đông máu bị mất nên cơ thể không chống lại được nhiễm trùng.
Khi muỗi mang mầm bệnh đốt người thì virus sẽ xâm nhập vào trong hệ tuần hoàn và gắn vào tiểu cầu để nhân số lượng một cách nhanh chóng. Giảm tiểu cầu sốt khi bị sốt xuất huyết là do:
- Tủy xương (nơi sản xuất ra tiểu cầu) bị ức chế.
- Cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh khiến cho một lượng lớn tiểu cầu bị phá hủy và tính kết dính giữa tiểu cầu với tế bào nội mạch tăng lên.
- Tiểu cầu bị phá hủy bởi tế bào thực bào.
Nhận diện triệu chứng giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết
Hiện tượng giảm tiểu cầu sốt xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ 4 của bệnh với các triệu chứng:
- Xuất huyết trên da: phần da ở thắt lưng, cẳng tay, cẳng chân, ngực, nách,... có các chấm xuất huyết rải rác.
- Xuất huyết niêm mạc: nôn ra máu, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đại tiện phân màu đen, tiểu ra máu,...
- Xuất huyết nặng:
+ Huyết tương thoát qua thành mạch khiến cơ thể bị mất nước.
+ Bị chảy máu mũi với mức độ nghiêm trọng.
+ Chảy máu ở âm đạo bất thường.
+ Xuất huyết phần mềm và cơ.
+ Xuất huyết não.
+ Xuất huyết nội tạng.
Tình trạng xuất huyết nặng thường kèm theo vật vã, sốc, bứt rứt, mạch nhanh, tay chân lạnh,...
Nếu phát hiện ra các triệu chứng giảm tiểu cầu sốt xuất huyết trên đây cần nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
Giảm tiểu cầu sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Có nhiều mức độ giảm tiểu cầu sốt xuất huyết:
- Mức độ nhẹ: tiểu cầu giảm < 150.000 tế bào/μl máu.
- Mức độ nguy hiểm: tiểu cầu giảm < 50.000 tế bào/μl máu.
- Mức độ nghiêm trọng: tiểu cầu giảm còn 10.000 - 20.000 tế bào/μl máu.
Khi giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết xuống quá mức cho phép thì người bệnh vừa bị xuất huyết vừa bị giảm hoàn toàn khả năng chống lại nhiễm trùng và khả năng đông máu.
Bình thường, người bị sốt xuất huyết có cơn sốt kéo dài đi kèm triệu chứng nhức mỏi toàn thân, đau đầu, nôn,... Nặng hơn, giảm tiểu cầu sốt xuất huyết sẽ gây thoát huyết tương, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Nghiêm trọng nhất là tiểu cầu giảm do sốt xuất huyết làm giảm huyết áp về mức cực nguy hiểm, người bệnh bị sốc và có thể tử vong.
Người bị giảm tiểu cầu sốt xuất huyết cần được chăm sóc y tế đúng cách càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân tùy theo tình trạng giảm tiểu cầu mà họ đang gặp phải.
Nhìn chung, giảm tiểu cầu sốt xuất huyết là tình trạng nguy hiểm, cần được can thiệp y tế đúng phương pháp ngay lập tức. Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị trong khi biến chứng lại vô cùng nguy hiểm, dễ chuyển biến từ nhẹ sang nặng. Vì thế, người bệnh cần chú ý thăm khám ngay khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị tích cực.
Trong 3 tuần gần đây, trung bình mỗi tuần, Hà Nội ghi nhận 2.000 ca mắc sốt xuất huyết.
Nguồn: [Link nguồn]