Triển vọng mới về thuốc ngừa thai nam giới

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Úc tại ĐH Monash vừa được công bố tại Mỹ về thuốc ngừa thai ở nam giới. Đây là thuốc dùng để không cho tinh trùng tham gia vào quá trình xuất tinh.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc tại ĐH Monash vừa được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Mỹ nêu cách thức ngừa thai mới là dùng thuốc để không cho tinh trùng tham gia vào quá trình xuất tinh - thí nghiệm đã có triển vọng bước đầu trên chuột đực.

Theo TS Sabatino Ventura và cộng sự, loại thuốc của họ được xem là bước tiến đáng kể trong những nghiên cứu tìm kiếm thuốc ngừa thai khống chế chức năng của tinh trùng ở nam giới. Những thí nghiệm trước đây cho thấy các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đến khoái cảm trong quan hệ và gây những thay đổi lâu dài trong việc sản sinh tinh trùng.

Triển vọng mới về thuốc ngừa thai nam giới - 1

Tinh trùng thoát khỏi nơi chứa tại ống dẫn tinh nằm ở tinh hoàn trước khi xuất tinh

Nhóm của TS Ventura có cách tiếp cận khác. Thông thường, tinh trùng thoát khỏi nơi chứa tại ống dẫn tinh nằm ở tinh hoàn trước khi xuất tinh. Họ tạo ra một loại chuột biến đổi gien có thể ngăn không cho tinh trùng thoát khỏi ống dẫn tinh. Do đó, tinh trùng không thoát ra nơi dự trữ nên không có tinh trùng trong tinh dịch khi chuột xuất tinh. 

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã có thể khiến chuột vô sinh bằng cách thay đổi DNA để ngăn chúng sản sinh hai loại protein cần thiết khiến tinh trùng dịch chuyển. Vấn đề hiện được tiếp tục nghiên cứu là bào chế thuốc mới được nam giới sử dụng căn cứ trên những thí nghiệm ở chuột. 

Nhóm nghiên cứu đã nhắm đến việc bào chế hai loại thuốc, một loại đang được sử dụng ở bệnh nhân bị u lành tuyến tiền liệt trong khi hiệu quả của dạng thuốc thứ nhì còn phải chờ khoảng một thập niên nữa.

Hai loại protein nói trên cũng có thể làm hạ huyết áp nhẹ và ảnh hưởng đến nhịp tim nên đang được xem xét cẩn trọng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tr. Lâm (Người lao động/ BBC)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN