Trên đường đưa về quê lo hậu sự, nam thanh niên bất ngờ được cứu sống

Sự kiện: Sống khỏe

Trên đường chuyển từ Bình Dương về Vĩnh Long để lo hậu sự, đau đớn vì con mình chết khi còn quá trẻ, lại thấy người con vẫn còn ấm, mạch vẫn đập nên người cha đã đưa con vào Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ với hi vọng 'còn nước còn tát'. Nỗ lực của các bác sĩ đã thành công đưa bệnh nhân từ cõi chết trở về. 

Ngày 24/1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ cho biết, tại đây vừa cứu sống một trường hợp rất hy hữu. Đó là nam bệnh nhân N.V.R (34 tuổi, quê ở An Giang) nhập viện trong tình trạng chết lâm sàng.

Người nhà bệnh nhân cho biết, anh R. làm công nhân tại Bình Dương, sống cùng vợ và hai con nhỏ. Khoảng 21h tối 22/12/2023, sau khi tăng ca về phòng trọ, anh vẫn sinh hoạt bình thường cùng vợ con sau đó đi ngủ. Lúc 23h30, người vợ thấy chồng thở hước từng cơn, chị giật mình tỉnh giấc bật điện thì phát hiện chồng đã trợn trắng hai mắt, gọi hỏi không có phản ứng.

Lập tức anh R. được đưa vào một bệnh viện tại Bình Dương cấp cứu. Sau gần 24 giờ kể từ khi nhập viện, nhân viên y tế thông báo tiên lượng tử vong của người bệnh. Gia đình đã thuê xe chở anh R. rời Bình Dương về Vĩnh Long (quê nội) để lo hậu sự.

Nam bệnh nhân đã may mắn từ cửa tử trở về sau khi được bác sĩ nỗ lực cứu chữa

Nam bệnh nhân đã may mắn từ cửa tử trở về sau khi được bác sĩ nỗ lực cứu chữa

Trên đường chuyển con về quê, người cha thấy mạch của con vẫn đập, cơ thể còn ấm. Đau đớn vì con trai chết khi tuổi đời quá trẻ, ông quyết định đưa con tới thẳng Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ với hy vọng “còn nước còn tát”.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, thở qua nội khí quản, qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận thang điểm sinh tồn 6/15 điểm, bệnh nhân đã từng ngưng tim nghi nhồi máu cơ tim cấp.

BS.Tô Văn Tân, Trưởng khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, Bệnh viện S.I.S cho biết, kết quả DSA không ghi nhận tắc nghẽn mạch vành, bệnh nhân được loại trừ nguyên nhân nhồi máu cơ tim. Tình trạng của người bệnh rất nặng, suy đa cơ quan phải dùng thuốc tích cực, điều trị chống viêm, viêm phổi, kiểm soát nhịp, kết hợp thở máy… May mắn bệnh nhân đáp ứng điều trị và phục hồi kỳ diệu sau gần 2 tuần hồi sức tích cực. Hiện bệnh nhân đã đủ điều kiện xuất viện”.

BS.Nguyễn Đức Chỉnh, Trưởng khối nội tim mạch - Tim mạch can thiệp, Bệnh viện S.I.S cho biết, các bác sĩ có kế hoạch gắn thêm một số điện tim 24 giờ cho người bệnh để tìm nguyên nhân gây đột tử. Trong trường hợp không phát hiện rối loạn nhịp nhưng bệnh nhân có tiền sử của đột tử do tim và với điện tim nghi ngờ bệnh viện sẽ xem xét cấy máy phá rung cho bệnh nhân.

BS.Nguyễn Đức Chỉnh chia sẻ, ngoài rối loạn nhịp, ở người trẻ dưới 40 tuổi còn một số nhóm bệnh lý có thể gây đột tử là bệnh cơ tim. Nếu đi khám sức khỏe, đo điện tim hoặc siêu âm tim cũng có thể phát hiện những bất thường về cấu trúc cơ tim. Nếu trong gia đình có một người đột tử thì những người còn lại cần phải tầm soát để phòng ngừa nguy cơ. Thống kê cho thấy, đa số các trường hợp bệnh nhân ngưng tim ngoại viện, 90% bệnh nhân sẽ tử vong, chỉ 10% bệnh nhân may mắn vượt qua.

Cơ thể có biểu hiện sốt, đau mỏi cơ thay vì đến bệnh viện thăm khám, nam thanh niên đã tự đi mua thuốc về điều trị. Đến ngày thứ 4 bệnh nhân tiểu ra máu phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy đa tạng, nguy kịch tính mạng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Sơn ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN