Trẻ uống nước dừa sau khi tiêm phòng COVID-19 tốt, nhưng tuyệt đối tránh thời điểm này!
Uống nước dừa sau tiêm vắc xin phòng giúp trẻ giảm mệt mỏi và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ uống vào buổi tối vì dễ gây bị lạnh, đầy bụng.
Trẻ em sau tiêm phòng COVID-19 có nên uống nước dừa hay không là mối quan tâm của rất nhiều phụ huynh hiện nay.
Ảnh minh hoạ
Theo chia sẻ của Bs CKII Ngô Thị Hiếu Minh (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) trẻ trước và sau tiêm cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, không kiêm khem thực phẩm nào. Trẻ ăn nhiều hoa quả, uống bổ sung nhiều nước. Gia đình không cho trẻ ăn các món lạ, đồ gỏi sống… dễ gây buồn nôn, ngộ độc- có thể nhầm lẫn với các phản ứng do tiêm vắc xin. Sau tiêm cũng như người lớn, trẻ kiêng các chất kích thích rượu, bia, cà phê…
Về thắc mắc sau tiêm vắc xin trẻ có nên uống nước dừa, Bs Minh cho biết, nước dừa có hàm lượng dinh dưỡng cao bao gồm nước, đường, kali, canxi, phốt pho… bổ sung nước chất điện giải khi cơ thể bị mất do bài tiết qua tuyến mồ hôi.
Đặc biệt việc uống nước dừa sau tiêm vắc xin cũng giúp giảm mệt mỏi và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, trong nước dừa có tính hàn nên vào buổi tối nếu uống sẽ khiến cơ thể bị lạnh, đầy bụng. Nước dừa trong đông y được xếp vào tính âm, hàn, chuyên giải nhiệt, làm mát… nếu người bị huyết áp thấp, cảm lạnh thấp khớp không nên dùng, người bị tiểu đường uống quá nhiều dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu.
Vì vậy, sau khi tiêm phòng, bạn có thể cho trẻ uống nước dừa vừa phải, vào buổi sáng, ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ và cân bằng tất cả những loại vitamin, uống thật nhiều nước để giúp cơ thể mau chóng hồi phục.
Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, trước khi đi tiêm, phụ huynh cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Sau khi tiêm, người giám hộ cần cùng trẻ ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi các phản vệ sau tiêm.
Sau 30 phút nếu trẻ không có triệu chứng liên quan đến phản vệ sẽ được về nhà. Trường hợp, trẻ có biểu hiện sốc phản trong 30 phút sau tiêm sẽ được giữ lại các cơ sở y tế. Khi bé về nhà thường sốt, mệt mỏi sưng đau tại chỗ tiêm. Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ, phụ huynh cho trẻ uống hạ sốt. Với trẻ có dấu hiệu khó thở, li bì, sốt cao không hạ, không đáp ứng thuốc hạ sốt… phụ huynh cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế. "Trẻ nhỏ đôi khi chưa thể nói các dấu hiệu vì vậy cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến của con 2 ngày đầu sau tiêm", Bs Hiếu Minh chia sẻ.
Nguồn: [Link nguồn]
Khi nhắc đến nước dừa tươi, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là thức uống cực tốt cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết đến những đại kỵ khi uống nước dừa có thể...