Trẻ thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh thận
Theo các nhà khoa học Israrel, trẻ bị thừa cân béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh thận khi trưởng thành.
Những người ở lứa tuổi 17 bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) gấp 3 lần sau 25 năm. Những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối phương pháp duy nhất là chạy thận và ghép thận.
Tác giả chính của công trình nghiên cứu là Tiến sĩ Asaf Vivante, lực lượng quốc phòng Medical Corps. Ông đã sử dụng dữ liệu thu thập từ năm 1967 đến năm 1998 và nghiên cứu trên 1,2 triệu thanh thiếu niên trong khi kiểm tra để đi nghĩa vụ quân sự cho Isarel.
Trẻ thừa cân béo phì dễ mắc bệnh thận khi trưởng thành
Trong nghiên cứu có 847 người tham gia trong đó 713 nam và 161 nữ được điều trị thừa cân, béo phì trong đó có 6,08% thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối.
Nghiên cứu này được công bố ngày trên tạp chí Archives of Internal Medicine.
Trẻ bị thừa cân, béo phì thường hay có mặc cảm về hình thức của mình. Hơn nữa, cân nặng nhiều hơn mức bình thường cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, điều chỉnh chế độ ăn uống là hết sức cần thiết, giúp cho trẻ phát triển thể lực tốt hơn, phòng tránh các bệnh mạn tính sau này. Mục tiêu điều trị béo phì trẻ em khác với người trưởng thành, ngoài việc tập trung vào ngăn ngừa tăng cân, còn cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, kẽm ... - Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga - Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.- Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà - Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. - Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt. (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) |