Trẻ có thể mất thính giác vì thiếu sắt, cha mẹ đừng để con bị "điếc" rồi mới hối hận!

Tưởng con tập trung học bài hoặc xem TV nên bố mẹ gọi con không đáp lại, thậm chí, con cứ ngơ ngác hỏi lại mỗi khi nói chuyện với bố mẹ. Chị Mai (Thanh Xuân, HN) "tá hỏa" khi biết con bị giảm thính giác, nếu không phát hiện kịp có thể dẫn đến "điếc". Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này càng bất ngờ hơn, đó là do thiếu sắt.

Nhiều nghiên cứu hé lộ thiếu sắt có quan hệ mật thiết đến việc mất thính giác

Gần đây, một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy có sự liên quan đặc biệt giữa việc thiếu máu do thiếu sắt và bệnh mất thính giác.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), người thiếu máu thiếu sắt có nguy cơ mất thính giác và mắc các bệnh liên quan đến dây thần kinh ở tai trong cao hơn 82% so với người bình thường.

Thiếu sắt có thể được xem là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị "điếc"

Thiếu sắt có thể được xem là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị "điếc"

Nghiên cứu khác của Schieffer (Đại học Bang Pennsylvania) cho biết tỷ lệ khiếm thính ở trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt là 3,0%, trong khi đó ở trẻ không thiếu máu thiếu sắt là 1,7%. Có nghĩa là, trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có nguy cơ bị khiếm thính cao gấp đôi trẻ khỏe mạnh.

Lý giải mối liên hệ giữa thiếu máu thiếu sắt và việc mất thính giác, TS. Peter Steyger (Trung tâm Nghiên cứu thính giác Oregon của Đại học Y tế & Khoa học Oregon) cho biết, sắt cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống thính giác cũng như nhiều cơ quan khác. Khi cơ thể thiếu sắt, tình trạng thiếu máu ở mức độ nặng hoặc nhẹ sẽ diễn ra.

Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan, tế bào lông cảm giác ở tai không nhận được đủ lượng oxy để vận hành. Từ đó, hoạt động của các tế bào này bị gián đoạn, thậm chí, bị "vô hiệu hóa" hoàn toàn, dẫn đến mất thính giác. Một khi các tế bào lông cảm giác ở tai trong bị tổn thương và "vô hiệu ", chúng sẽ không thể phục hồi được, tức là chức năng thính giác đã mất đi sẽ không thể khôi phục.

Trẻ có thể mất thính giác vì thiếu sắt, cha mẹ đừng để con bị "điếc" rồi mới hối hận! - 2

Có thể thấy, những người bị thiếu máu thiếu sắt có nguy cơ cao bị mất thính giác. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao nhất và chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu máu thiếu sắt. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ con bị "điếc", điều quan trọng cha mẹ cần làm ngay từ bây giờ, chính là bổ sung đủ sắt cho trẻ, tránh để tình trạng thiếu sắt kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề.

Làm sao để bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả, giảm nguy cơ mất thính giác?

Để bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đủ dưỡng chất (protid, lipid, glucid, các vitamin, muối khoáng...) trong bữa ăn hàng ngày của con. Cha mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu sắt cho trẻ như thịt bò, cá, trứng, rau chân vịt, cải soong, cần tây, đậu đũa, củ cải, cà chua, đu đủ chín... Đồng thời, cho trẻ ăn và uống hoặc xay sinh tố các loại quả chín chứa nhiều vitamin C (cam, quýt, bưởi, xoài nhãn…) để tăng hấp thu sắt.

Trẻ có thể mất thính giác vì thiếu sắt, cha mẹ đừng để con bị "điếc" rồi mới hối hận! - 3

Ngoài ra, cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ và lưu ý không nên cho trẻ ăn kiêng đối với trẻ lớn để tránh thiếu chất. Thế nhưng, chỉ bổ sung sắt từ thực phẩm thì chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ, bởi sắt là chất khó hấp thu, tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn cực kỳ thấp, chỉ có 5 - 15%. Hơn nữa, khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng cũng như thói quen chế biến thức ăn hàng ngày của người Việt dẫn đến có nhiều chất ức chế hấp thu sắt và ít các yếu tố hỗ trợ hấp thụ sắt. Từ đó, làm giảm khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm hàng ngày.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm sắt để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, các sản phẩm sắt thường gây tác dụng phụ như táo bón, nóng trong hoặc vị tanh, khó uống, khiến trẻ không chịu hợp tác bổ sung.

Trẻ có thể mất thính giác vì thiếu sắt, cha mẹ đừng để con bị "điếc" rồi mới hối hận! - 4

Vậy, làm thế nào để bổ sung sản phẩm sắt hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ cho trẻ?

Điều quan trọng nhất để bổ sung sản phẩm sắt hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ cho trẻ, chính là lựa chọn được sản phẩm sắt dễ hấp thu. Các chuyên gia khuyến cáo nên lựa chọn các sản phẩm sắt hữu cơ để đem lại khả năng hấp thụ tối ưu cho cơ thể, hạn chế sự lắng cặn ở đường ruột và các cơ quan khác. Từ đó, ít gây tác dụng phụ liên quan hệ đường ruột, tiêu hóa, ít gây táo bón.

Trong đó, các chuyên gia đánh giá cao sản phẩm có thành phần sắt EDTA, bởi đây là loại sắt đem lại sinh khả dụng và khả năng hấp thu cao. Theo nghiên cứu của TS. F. Aguilar (trên EFSA Journal), 5mg sắt chứa EDTA đem lại hiệu quả tương đương 10mg sắt sulfat thông thường. Như vậy, chỉ cần uống sắt hàm lượng thấp cũng có tác dụng tương đương loại sắt thông thường.

Trẻ có thể mất thính giác vì thiếu sắt, cha mẹ đừng để con bị "điếc" rồi mới hối hận! - 5

Hiện nay, trên thị trường, Fe-max là sản phẩm sắt đơn chất thế hệ mới “hiếm” có chứa thành phần sắt EDTA sinh khả dụng cao. Sản phẩm còn kết hợp sắt EDTA và sắt Ammoni Citrat đem lại hiệu quả tối ưu hơn cả khi kết hợp với nhau. Điều này sẽ giúp các mẹ và trẻ nhỏ được bổ sung đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Trẻ có thể mất thính giác vì thiếu sắt, cha mẹ đừng để con bị "điếc" rồi mới hối hận! - 6

Fe-max hỗ trợ bổ sung sắt cho cơ thể nhanh chóng, hiệu quả nhờ chứa hàm lượng sắt EDTA và sắt Ammoni Citrat là những sắt hữu cơ có khả năng sinh khả dụng và độ hòa tan cao, giúp cơ thể hấp thu sắt tối ưu và hạn chế tác dụng phụ.

Fe-max bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ tạo máu, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt với người lớn và trẻ nhỏ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

Để biết thêm thông tin truy cập: https://femax.vn/

Hotline: 1800 2828 32

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam và Công ty CP Prohealth Việt Nam.

Sản phảm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN