Trẻ bị tăng huyết áp do thừa cân, béo phì

Đó là một trong những kết quả được BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD) TP.HCM, thông tin tại hội nghị tổng kết các hoạt động dinh dưỡng năm 2015 tại TP.HCM và triển khai kế hoạch năm 2016 chiều 19-1.

Thừa cân, béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp vẫn tiếp tục tăng. Có đến 27,2% học sinh tiểu học rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân. Nhóm học sinh THCS, THPT cũng lần lượt là 12% và 5%. Tình trạng tăng huyết áp đã xuất hiện ở học sinh tiểu học với tỉ lệ 13,4% đang là con số đáng báo động, theo điều tra của TTDD TP.HCM hầu hết trẻ mắc căn bệnh tăng huyết áp đều nằm trong tình trạng béo bụng, thừa cân.

Trẻ bị tăng huyết áp do thừa cân, béo phì - 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được đánh giá là do chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý, học sinh lười vận động và do tiếp xúc nhiều với các thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas không có sự kiểm soát của các bậc phụ huynh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế, mong muốn TTDD phối hợp với nhà trường để có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý cho học sinh, tiếp tục triển khai các hoạt động can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học. Bên cạnh đó BS Hưng cũng yêu cầu các TTDD TP.HCM phối hợp các sở, ban ngành xây dựng và phát triển thêm nhiều khu vui chơi, giải trí cho học sinh để các bé thoát khỏi tình trạng lười vận động, hạn chế tình trạng béo phì kéo theo các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng tiếp tục tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Phượng (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN