Tinh thần Omoiyari từ phòng thí nghiệm triệu đô đến sức khỏe người tiêu dùng
Chọn mua một gói mì ngon hợp vị giữa hàng trăm loại mì trên kệ đã khó, nhưng để sản xuất ra một gói mì ngon, lành và hợp vị lại còn khó hơn vì đòi hỏi nhà sản xuất phải đầu tư cả một dây chuyền công nghệ hiện đại và phòng thí nghiệm triệu đô.
Quy trình sản xuất mì ăn liền tại nhà máy Acecook
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất mì ăn liền là bột lúa mì nhập khẩu, dầu cọ, các loại gia vị và rau củ. Tất cả các nguyên liệu đều phải được thông qua quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào, đánh giá nhà cung cấp, đảm bảo không biến đổi gien, không có dư lượng thuốc trừ sâu, hóa lý, vi sinh... trước khi đưa vào sản xuất.
Công đoạn kiểm tra mẫu nguyên vật liệu trước khi mua hàng từ nhà cung cấp
Cần khoảng 20 – 25 phút để cho ra đời một sản phẩm mì ăn liền hoàn chỉnh và đạt chuẩn với quy trình sản xuất khép kín gồm 12 công đoạn với những công đoạn chính yếu - như trộn bột, cán tấm, tạo sợi, hấp chín, chiên làm giảm độ ẩm và làm nguội, cấp gia vị, đóng gói …
Hiện nay, Acecook là một trong những nhà máy đầu tiên tại Việt Nam có “tour tham quan” miễn phí dành cho người tiêu dùng. Đây là một hành động hết sức nhân văn để minh bạch quy trình sản xuất và tăng thêm sự tin dùng đối với mì ăn liền – một sản phẩm vốn có nhiều tin đồn thất thiệt. Chứng kiến và cảm nhận sự đầu tư từ nhà sản xuất đến sự chăm chút của từng cán bộ công nhân viên cho mỗi sản phẩm, người tiêu dùng hoàn toàn “bị” chinh phục bởi tinh thần Omoiyari “nghĩ cho khách hàng”, giúp khách hàng an tâm khi sử dụng từng sản phẩm của công ty.
Vai trò của phòng thí nghiệm tại Acecook
Sản xuất mì ăn liền nhưng nhà máy của Acecook Việt Nam không hề hoạt động theo phong cách “ăn liền” mà được dốc sức đầu tư công nghệ, trang thiết bị để kiểm soát chất lượng sản phẩm ở mức tối ưu nhất. Tại doanh nghiệp này, các nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đều trải qua nhiều khâu kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để có kết quả kiểm tra theo nhiều tiêu chí chính xác và kịp thời, một phòng thí nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/ IEC 17025 đã được xây dựng nhằm phục vụ cho những phân tích kiểm tra nội bộ.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại tối tân, các máy phân tích được nhập trực tiếp từ Mỹ, Nhật Bản… với chi phí hàng tỷ đồng. Điển hình như phòng thử nghiệm GMO hiện đại để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát sinh vật biến đổi gen (genetically modified organism) trong thực phẩm cùng máy sắc ký lỏng ghép khối phổ - một thiết bị tinh vi hiện đại hàng đầu, sử dụng phương pháp khối phổ (Mass Spectrometry) để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư lượng những hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.
Nhân viên QA trong phòng phân tích vi sinh tại Acecook Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe, tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, việc phân tích để biết nguồn gốc sản phẩm là rất cần thiết để tạo dựng niềm tin nơi khách hàng. Đối mặt với nhiều tranh cãi, nhiều xu hướng tiêu dùng trái chiều, Acecook Việt Nam chọn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở tầm vi mô nhất dù phải đầu tư những khoản chi phí khổng lồ. Tất cả các công nghệ hiện đại nhất được đầu tư nhằm đảm bảo mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm đạt chất lượng và an tâm nhất. Tinh thần Omoiyari – nghĩ cho khách hàng – được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.
Đội ngũ nhân viên QA được tập huấn định kỳ để nâng cao kiến thức chuyên ngành
Hiểu được “con người” là yếu tố quý giá nhất để duy trì phát triển bền vững nên Acecook Việt Nam không chỉ đầu tư “phần cứng” mà còn rất tập trung gia cố cho “phần mềm”. Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất để các nhân viên phát huy khả năng của mình trong công tác nghiên cứu và kiểm định chất lượng sản phẩm. Kết quả là phòng thí nghiệm được đảm trách bởi 30 nhân viên có trình độ chuyên môn, thường xuyên đào tạo, tập huấn tại các trung tâm phân tích uy tín trong nước và tại công ty mẹ là Acecook Nhật Bản.
Tinh thần Omoiyari từ phòng thí nghiệm triệu đô đến gói mì 3500đ
Sở hữu 11 nhà máy với các dây chuyền sản xuất hiện đại và phòng thí nghiệm triệu đô nhưng Acecook dường như chưa có ý định dừng tại đó. Câu hỏi luôn được đặt ra ở Acecook Việt Nam chính là “đầu tư để làm gì?” Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam từng chia sẻ: “Mục tiêu của kinh doanh chính là phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hóa sự hài lòng của họ và người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng”. Ông nhấn mạnh, chất lượng là điều kiện cơ bản quan trọng nhất đối với ngành thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng, để đáp ứng yêu cầu tối thiểu nhất là tính an toàn và an tâm. Sau đó sẽ mở rộng hương vị và đa dạng trải nghiệm để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Từ nguyên liệu vào nhà máy đến gói mì 3500đ đến tay người tiêu dùng là cả một câu chuyện dài với các nhánh rẽ chằng chịt, nhưng con đường chính vẫn rõ ràng với tinh thần Omoiyari đậm nét: đó là sự tận tâm, là suy nghĩ “cho khách hàng”, là sự chỉnh chu đến từng chi tiết nhỏ nhất để mang đến sản phẩm an toàn và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng Việt.
Nguồn: [Link nguồn]