Tinh dịch loãng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới?

Sự kiện: Sinh lý nam giới

Tinh dịch loãng có thể xảy ra do số lượng tinh trùng thấp, các yếu tố lối sống và thiếu hụt dinh dưỡng. Đôi khi, nam giới có thể thấy rằng tinh dịch bị loãng. Tình trạng này có phải báo hiệu về sự suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới?

1. Nguyên nhân tinh dịch loãng

Số lượng tinh trùng thấp do tinh dịch loãng

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tinh dịch loãng chảy nước là số lượng tinh trùng thấp. Nếu nam giới có số lượng tinh trùng thấp, điều đó có nghĩa là tinh dịch chứa ít tinh trùng hơn bình thường. Số lượng tinh trùng ít hơn 15 triệu tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch được coi là dưới mức bình thường.

Tinh dịch loãng chảy nước là số lượng tinh trùng thấp.

Tinh dịch loãng chảy nước là số lượng tinh trùng thấp.

Các nguyên nhân khác của số lượng tinh trùng thấp có thể là rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như cường giáp và thiểu năng sinh dục, bị nhiễm trùng, tiếp xúc với bức xạ hoặc chất độc như hóa chất công nghiệp, thuốc diệt cỏ và chì, uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá, béo phì và một số loại thuốc điều trị bệnh.

Một số nguyên nhân của tinh trùng thấp bao gồm:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Là tình trạng sưng tĩnh mạch từ tinh hoàn trong bìu. Đó là một nguyên nhân chính gây vô sinh nam nhưng có thể điều trị được.

Nhiễm trùng: Chẳng hạn bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu hoặc một loại nhiễm trùng khác gây viêm cơ quan sinh sản, chẳng hạn như viêm mào tinh hoàn.

Khối u: Các khối u ác tính và lành tính trong tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.

Mất cân bằng nội tiết tố: Các hormone được sản xuất trong tinh hoàn, tuyến yên và vùng dưới đồi đều cần thiết để tạo ra số lượng tinh trùng khỏe mạnh. Những thay đổi trong bất kỳ hormone nào trong số này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.

Các nguyên nhân tiềm ẩn khác của số lượng tinh trùng thấp bao gồm vấn đề xuất tinh, chẳng hạn như xuất tinh ngược, kháng thể chống tinh trùng trong hệ thống miễn dịch của nam giới, chấn thương hoặc các vấn đề khác với các ống mang tinh trùng.

Thường xuyên xuất tinh

Xuất tinh thường xuyên cũng có thể dẫn đến việc sản xuất tinh dịch lỏng. Nếu thủ dâm nhiều lần trong ngày, chất lượng tinh dịch sau lần xuất tinh đầu tiên có thể trở nên loãng và nhiều nước. Cơ thể nam giới có thể cần ít nhất vài giờ để sản xuất một lượng tinh dịch khỏe mạnh bình thường.

Thiếu kẽm

Một nguyên nhân khác có thể khiến tinh dịch loãng chảy nước là do thiếu kẽm. Nam giới có đủ lượng kẽm có thể chống lại tác động của kháng thể kháng tinh trùng tốt hơn. Những kháng thể này được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch, phản ứng nhầm lẫn với tinh trùng như một vật thể lạ.

Xuất tinh sớm

Nếu tinh dịch bị loãng có dạng nước, điều quan trọng cần lưu ý là độ trong ở mức nào. Nếu tinh dịch rất trong cũng có thể là chất lỏng trước khi xuất tinh được tiết ra trong màn dạo đầu. Nó thường chứa ít tinh trùng.

2. Tinh dịch đổi màu có nghĩa là gì?

Tinh dịch có màu hồng hoặc nâu đỏ có thể là tuyến tiền liệt, túi tinh bị viêm hoặc chảy máu.

Tinh dịch có màu hồng hoặc nâu đỏ có thể là tuyến tiền liệt, túi tinh bị viêm hoặc chảy máu.

Nếu nam giới nhận thấy tinh dịch của mình bị đổi màu, màu sắc đó có thể cho thấy đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Màu hồng hoặc nâu đỏ có thể là tuyến tiền liệt bị viêm hoặc chảy máu, hoặc có thể có chảy máu hoặc viêm ở các túi tinh. Các túi tinh là một cặp tuyến giúp sản xuất một phần chất lỏng đáng kể của tinh dịch. Đây thường là những điều kiện có thể điều trị được.

Tinh dịch màu vàng có thể chỉ ra một lượng nhỏ nước tiểu hoặc lượng tế bào bạch cầu cao bất thường trong tinh dịch của nam giới.

Tinh dịch có màu xanh vàng có thể là do bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt.

3. Tinh dịch loãng gây vô sinh?

Độ đục của tinh dịch bị ảnh hưởng bởi tần suất nam giới xuất tinh, lượng nước trong cơ thể. Nồng độ của tinh trùng là yếu tố làm cho tinh dịch đục và đặc, vì vậy nếu tinh dịch của nam giới bị loãng thì có thể có số lượng tinh trùng thấp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bị vô sinh. Bác sĩ có thể xét nghiệm tinh dịch nhưng cần đợi ít nhất hai ngày sau lần xuất tinh cuối cùng trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh mang thai đối với những cặp vợ chồng không muốn mang thai.

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Nếu nam giới nhận thấy rằng tinh dịch bị loãng, luôn chảy nước hoặc đổi màu, hãy đi khám tiết niệu. Nếu bản thân và vợ đã cố gắng thụ thai nhưng không thành công, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa.

Ngoài ra, nam giới cần đi khám ngay khi thấy một trong số các triệu chứng: đi tiểu khó khăn, đau đớn, đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu, đau ở bụng dưới hoặc lưng dưới, bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn.

Bác sĩ sẽ tư vấn xét nghiệm phân tích tinh dịch để kiểm tra sức khỏe của tinh trùng và tinh dịch. Ngoài ra, cần kiểm tra khối lượng tinh dịch từ một lần xuất tinh, thời gian hóa lỏng là khoảng thời gian cần thiết để tinh dịch chuyển từ chất lỏng đặc, giống gel sang dạng lỏng đặc hơn, tính axit, số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng, hình thái tinh trùng.

Các xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ có vấn đề với nồng độ hormone hoặc sức khỏe thể chất của tinh hoàn và các cơ quan sinh sản lân cận.

5. Điều trị tinh dịch loãng

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu xác định nguyên nhân là nhiễm trùng do vi khuẩn. Đối với những người bị mất cân bằng nội tiết tố, có thể làm liệu pháp hormone. Tinh dịch loãng có thể được điều trị phẫu thuật nội soi, thuyên tắc mạch qua da.

Thay đổi lối sống có thể giúp tăng số lượng tinh trùng, cải thiện chất lượng tinh dịch bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu tối đa càng tốt

Nên kiêng quan hệ tình dục trong một thời gian để  hạn chế xuất tinh xem liệu có làm thay đổi độ đặc của tinh dịch hay không.

Nguồn: [Link nguồn]

Mùi vị của tinh dịch có phản ánh sức khỏe của nam giới không?

Đối với hầu hết nam giới, mùi vị của tinh dịch nhẹ và không gây khó chịu. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến mùi vị và mùi vị tinh dịch phản ánh sức khỏe của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ThS. BS Lê Quang Dương ([Tên nguồn])
Sinh lý nam giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN