Tìm ra cách miễn nhiễm với bệnh tình dục phổ biến nhất
Các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm thành công bước đầu một vắc-xin để… phòng bệnh tình dục do virus herpes gây ra.
Các nhà khoa học từ Trường Y khoa Perelman (thuộc Đại học Pennsylvania – Mỹ) đã phát triển một loại vắc-xin chống lại mụn rộp sinh dục, tình trạng gây ra bởi virus herpes cực kỳ phổ biến.
Trong thử nghiệm trên loài gặm nhấm, bao gồm chuột và heo Guinea (bọ ú, một loại chuột lang), là 2 loài sẽ phát triển bệnh tình dục giống con người khi tiếp xúc với herpes, vắc-xin đã tạo ra phản ứng "miễn dịch khử trùng", là dạng miễn dịch mạnh nhất.
Vắc-xin mới có thể giúp con người miễn nhiễm với loại virus gây bệnh tình dục.
Sau 28 ngày được tiêm chủng, 63 cá thể chuột và chuột lang đã có thể tiếp xúc với mầm bệnh mà không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào, mặc dù bản thân herpes rất dễ lây.
Vắc-xin đặc biệt này chứa các RNA thông tin (mRNA), vốn có thể tạo ra các protein cần thiết cho phản ứng miễn dịch mạnh. Nó kích thích cùng lúc 3 loại kháng thể: một loại ngăn chặn virus herpes xâm nhập vào tế bào, 2 loại khác bảo đảm virus này mất khả năng "tắt" các chức năng bảo vệ hệ thống miễn dịch của cá thể bị nó tấn công.
Đây là một phát minh quan trọng bởi herpes từ lâu vẫn khiến các nhà nghiên cứu y khoa thế giới đau đầu. Nó có 2 chủng gây bệnh tình dục phổ biến là HSV-1 (thường gây mụn rộp ở quanh miệng và một số nơi trên cơ thể) và HSV-2 (gây mụn rộp ở khu vực sinh dục). HSV-2 chủ yếu lây qua quan hệ tình dục trực tiếp, trong khi HSV-1 có thể lây qua tiếp xúc, ví dụ một nụ hôn. Thống kê của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy có tới 1/6 người từ 14-49 tuổi bị ảnh hưởng bởi herpes.
Nghiên cứu này vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Immunology.
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra lý do mà một siêu bệnh tình dục mới có thể dễ dàng đánh bại hầu như mọi cách điều...