Tiêu thụ đường ở mức nào thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Việc tiêu thụ nhiều đường hoặc các sản phẩm chứa nhiều đường là một trong các nguyên nhân dẫn đến tiểu đường loại 2. Vậy, ăn nhiều đường đến mức nào thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Khi cơ thể không thể điều chỉnh lượng đường trong máu (đường huyết) sẽ gây ra bệnh tiểu đường. Hiện tượng này xảy ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất đủ insulin, một loại hoóc-môn giúp glucose thu được từ thức ăn đi vào các tế bào được lưu trữ hoặc sử dụng làm năng lượng. Insulin giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn không cho đường huyết quá cao hoặc thấp.
Bệnh tiểu đường có hai loại - bệnh tiểu đường loại 1 (cơ thể không tạo ra insulin) và bệnh tiểu đường loại 2 (cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả). Bệnh tiểu đường loại 1 hiếm và chỉ gây ra bởi di truyền. Bệnh tiểu đường lại 2 chiếm hơn 90% các trường hợp bệnh tiểu đường.
1. Có phải ăn quá nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ đồ uống có đường hằng ngày có 25% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, uống nước giải khát có đường mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 13%. Mối liên hệ giữa lượng đường và bệnh tiểu đường rất rõ ràng và các nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp.
Nguyên nhân là do tác động của fructose đối với gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và kháng insulin cục bộ. Tất cả những điều này kích hoạt sản xuất insulin bất thường trong tuyến tụy và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một cách gián tiếp, lượng đường dư thừa dẫn đến tăng cân và tăng mỡ trong cơ thể, hoạt động như các yếu tố nguy cơ riêng biệt để phát triển bệnh tiểu đường.
2. Có phải đường trong thực phẩm tự nhiên gây ra bệnh tiểu đường?
Các loại đường được tìm thấy trong trái cây và rau quả được tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn và ít có khả năng gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Trên thực tế, trái cây và rau quả chứa ít đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn ít nhất một khẩu phần trái cây mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 7-13% so với người không ăn trái cây.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa uống nước trái cây và phát triển bệnh tiểu đường do lượng đường cao và hàm lượng chất xơ thấp trong đó. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này.
Các chất làm ngọt tự nhiên như xi-rô cây thích, mật ong, đường dừa và xi-rô agave được sử dụng làm chất thay thế đường có chứa một lượng lớn fructose và sucrose. Vì vậy, tiêu thụ chúng trong chừng mực để không mắc bệnh tiểu đường.
3. Chất ngọt nhân tạo có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Chất ngọt nhân tạo không gây tăng đột biến lượng đường trong máu, tuy nhiên, chúng có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 và kháng insulin. Uống một lon soda ăn kiêng mỗi ngày được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 từ 25% - 67%.
Hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao các sản phẩm ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng tốt nhất bạn hãy hạn chế các loại đồ uống này để cơ thể tránh xa bệnh tật.
Nguồn: [Link nguồn]
Khát nước liên tục, nhanh đói, mắt mờ… có thể là những dấu hiệu chỉ ra bạn có nguy cơ mắc tiểu đường.