Tiêu diệt bệnh bằng cách làm muỗi... ngộ độc máu người

Sự kiện: Sống khỏe

Một loại thuốc trị ghẻ thông dụng có thể giúp chúng ta thoát khỏi các bệnh do muỗi lan truyền nhờ làm máu người dùng trở nên nguy hiểm với loài muỗi, khiến chúng chết vì... ngộ độc.

Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Đại học bang Colorado-Mỹ, phối hợp cùng nhiều viện, trường khác từ Mỹ, Pháp, Anh, Burkina Faso... phát hiện ra một tính năng mới lý thú của ivermectin, một loại thuốc trị ghẻ, ký sinh trùng thông dụng: làm muỗi... ngộ độc máu người.

Tiêu diệt bệnh bằng cách làm muỗi... ngộ độc máu người - 1

Muỗi sẽ bị ngộ độc và chết bởi chính máu người chúng đốt khi họ được cho dùng một số liều ivermectin, loại thuốc trị ghẻ, ký sinh trùng phổ biến - ảnh minh họa từ internet

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những chú muỗi xui xẻo đốt phải bệnh nhân sử dụng vài đợt ivermectin sẽ bị ngộ độc bởi chính máu người chúng hút vào và chết. Trong khi đó, loại thuốc này lại rất an toàn nên việc để cho những người khỏe mạnh dùng chúng đầy triển vọng trong việc tiêu diệt muỗi, từ đó ngăn ngừa các bệnh do loài côn trùng này làm vật chủ trung gian gây ra.

Trong nghiên cứu này, nhóm khoa học gia người Mỹ đã thí nghiệm lên căn bệnh sốt rét. 2.700 tình nguyện viên, gồm 590 trẻ em, được tuyển chọn từ 8 ngôi làng ở Burkina Faso, nơi bệnh sốt rét thường xuyên hoành hành.

Đầu tiên, tất cả họ đều được dùng 1 liều invermectin và một loại thuốc trị giun khác. Sau đó, nhóm tình nguyện viên được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm ngưng dùng thuốc để đối chứng, 1 nhóm dùng thêm 5 liều ivermectin nữa cách mỗi 3 tuần. Ở khu vực nhóm dùng đến 6 liều ivermectin sinh sống, tỉ lệ bao phủ của thuốc lên đến 70-75% dân số và sau một thời gian, tỉ lệ trẻ mắc sốt rét ở khu vực nhóm này chỉ bằng gần phân nửa so với nhóm đối chứng.

Phương án diệt muỗi này càng ý nghĩa trong bối cảnh sốt rét kháng thuốc xuất hiện ngày càng nhiều, theo tiến sĩ Brian D. Foy, người đứng đầu nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi. Theo họ, thuốc nên được cung cấp cho người lớn và trẻ lớn, nhằm giảm dần "dân số" muỗi trong khu vực và từ đó nhóm trẻ nhỏ được bảo vệ gián tiếp.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Lancet.

Tại sao bạn bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác?

Bạn thường tự hỏi, tại sao khi ngồi giữa đám đông, mình lại bị muỗi đốt trong khi những người khác thì không. Những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN