Tiêu chảy ngay sau khi ăn có phải dấu hiệu của ung thư ruột?
Ung thư ruột là căn bệnh ngày càng phổ biến ở giới trẻ, vì thế nhiều người rất lo lắng khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường xảy ra ở đường tiêu hóa.
Tiêu chảy sau khi ăn có phải cảnh báo của ung thư ruột?
Tiêu chảy là một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống. Khi bị tiêu chảy, số lần đại tiện tăng đáng kể, phân loãng, nhiều nước, phân có chứa thức ăn không tiêu, thường kèm đau bụng, khó chịu ở hậu môn. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa, sốt.
Zhao Yuzhou, phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện Ung thư Hà Nam, Trung Quốc cho biết: “Có nhiều nguyên nhân khiến một người muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Thông thường, nguyên nhân bị ung thư ruột không được xem xét”.
Ngoài thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, một số nguyên nhân gây tiêu chảy ngay sau khi ăn phải kể tới như:
1. Phản xạ ruột – dạ dày
Đau bụng sau khi ăn có thể là do phản xạ ruột – dạ dày tăng mạnh, xuất hiện các cơn co thắt ở vùng đại tràng. Nếu ăn nhiều chất béo sẽ khởi phát tình trạng quá mẫn cảm ở ruột. Các thức ăn giàu tinh bột lên men, đường, được hấp thu kém ở ruột non, làm tăng khả năng di chuyển và tiết dịch của đại tràng, gây ra tiêu chảy.
2. Không dung nạp thực phẩm
Những người có tiền sử bị dị ứng nếu vô tình ăn phải các loại thức ăn gây dị ứng, gây ra tình trạng không dung nạp thực phẩm, dẫn tới tiêu chảy và muốn đi đại tiện ngay.
3. Hội chứng ruột kích thích, viêm ruột
Việc muốn đi đại tiện ngay sau khi ăn cũng có thể do bạn mắc một số bệnh về đường ruột như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột… Tình trạng này sẽ khiến ruột nhạy cảm hơn, dễ bị kích thích, từ đó gây tiêu chảy, số lần đại tiện cũng tăng lên.
Ung thư ruột cũng có thể gây ra những thay đổi trong phân. Thế nhưng, ung thư ruột thường đi kèm với các biểu hiện điển hình như thay đổi thói quen đại tiện, phân xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy, số lần đại tiện tăng lên, vừa mới đại tiện xong lại muốn đi tiếp. Khi khối u to lên, chiếm hết ruột, nó sẽ gây ra những thành đổi về hình dạng phân, có máu trong phân.
Tại sao trước khi bị tiêu chảy lại có triệu chứng đau bụng?
Khi bị tiêu chảy, phản ứng đầu tiên của người bệnh không phải căng tức hậu môn mà là những cơn đau dữ dội ở vùng bụng. Do đó đau bụng trở thành tín hiệu đầu tiên của bệnh tiêu chảy.
Ví dụ về trường hợp điển hình nhất gây tiêu chảy, nếu chẳng may ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn, nó sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa. Lúc này, đường ruột sẽ bị vi khuẩn tàn phá, không thể hấp thụ thức ăn, khiến thức ăn tích tụ lại. Khi vi khuẩn sinh sôi và thức ăn tích tụ càng nhiều sẽ kích thích đường ruột, gây phản ứng viêm nhiễm, khiến người bệnh đau đớn dữ dội.
Sau khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ đi đại tiện nhiều lần, các động tác lau rửa sẽ kích thích da vùng hậu môn, gây ra cảm giác đau rát khó chịu.
Những loại tiêu chảy có thể liên quan mật thiết tới bệnh ung thư
Tiêu chảy thường liên quan tới thức ăn nhiễm vi khuẩn, virus. Nhưng nếu bạn bị tiêu chảy thường xuyên, kèm theo những khó chịu về thể chất khác, cần cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh ung thư.
1. Buồn nôn kèm tiêu chảy
Tiêu chảy kèm theo buồn nôn và trào ngược axit là biểu hiện rõ ràng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nó rất dễ bị bỏ qua do các triệu chứng tương tự như bệnh viêm dạ dày ruột.
Nếu bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân, phân đen kèm theo các triệu chứng như suy nhược, đau bụng trên thì nên nội soi dạ dày kịp thời.
2. Đau hạ sườn phải kèm tiêu chảy
Tiêu chảy kèm theo đau bụng trên rất có thể do ung thư gan nguyên phát. 50% bệnh nhân ung thư gan được chẩn đoán là bị tiêu chảy tái phát, nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa và hấp thu hoặc rối loạn bài tiết.
3. Tiêu chảy kèm phân mỡ
Phân mỡ là loại phân có lượng chất béo vượt mức bình thường, nó nhờn nhớt, có dầu, nhầy mỡ, mùi kỳ lạ, nổi váng. Nếu tiêu chảy kèm phân mỡ, cần cẩn trọng với ung thư tụy.
Tiêu chảy cũng là một trong những biểu hiện ban đầu của ung thư tuyến tụy, thường kèm theo khó chịu vùng thượng vị không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu, khó tiêu… Một số bệnh nhân bị vàng da mà không phải do sỏi mật.
4. Đau dây thần kinh mặt kèm tiêu chảy
Tiêu chảy xảy ra ở khoảng 20% -30% bệnh nhân u tuyến giáp thể tủy, có liên quan đến chất prostaglandin do mô ung thư tiết ra, chất này ảnh hưởng đến sự co mạch và nhu động ruột.
Nó thường biến mất sau khi cắt bỏ khối u và xuất hiện trở lại khi khối u tái phát hoặc di căn, biểu hiện thường thấy là đau thần kinh mặt, lưỡi và các biểu hiện khác.
Nguồn: [Link nguồn]
Thói quen xấu trong ăn uống là nguy cơ hàng đầu gây ra ung thư ruột, đặc biệt ở giới trẻ.