Tiết lộ 3 thói quen xấu khiến nữ Tiktoker xinh đẹp mắc suy thận độ 3, chuyên gia khuyến cáo giới trẻ nên duy trì thói quen này để phòng bệnh!
Phát hiện mắc suy thận độ 3 trong 1 lần khám sức khỏe định kỳ, Tiktoker Thiều Thanh Yến cho rằng có thể chính những thói quen không tốt từ ngày còn sinh viên đã "bào mòn" thận của cô.
Tiết lộ 3 thói quen xấu khiến nữ Tiktoker xinh đẹp mắc suy thận độ 3, chuyên gia khuyến cáo giới trẻ nên duy trì thói quen này để phòng bệnh!
Vừa qua, nhiều cư dân mạng bất ngờ khi Tiktoker Thiều Thanh Yến (SN 1993) tiết lộ mắc suy thận độ 3. Được biết Thiều Thanh Yến được nhiều người yêu mến bởi không chỉ sở hữu ngoại xinh đẹp, cô còn thu hút fan nhờ tài hoạt ngôn và phong cách tươi trẻ, năng lượng. Các video cô thực hiện thường xoay quanh nội dung chia sẻ những câu chuyện trong đời sống hàng ngày, clip dạy làm đẹp, trang điểm...
Nữ Tiktoker khiến người xem bất ngờ khi tiết lộ bản thân đã mắc bệnh suy thận giai đoạn 3B
Tuy nhiên mới đây, cộng đồng mạng đã không khỏi bất ngờ khi nữ Tiktoker này tiết lộ bản thân đang mắc bệnh suy thận độ 3B. Đây là giai đoạn thận không thể phục hồi nữa, chỉ có thể tìm cách để duy trì và chờ đến ngày chạy thận hoặc thay thận.
Cô nói, ngay từ khi được bác sĩ chẩn đoán căn bệnh nan y, cô không thể tin được bởi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. "Tôi ăn uống khoa học, chạy bộ, bơi lội... tôi vận động, tôi vui vẻ sao tôi bị bệnh được. Đâu có tin đâu, không hề tin luôn", nữ Tiktoker nói.
Tuy nhiên, khi nghĩ về những nguyên nhân có thể khiến mình gây bệnh, Yến cho rằng có thể chính những thói quen không tốt từ ngày còn sinh viên đã "bào mòn" thận của cô. Cô muốn chia sẻ để mọi người không ai mắc phải sai lầm như cô.
3 thói quen xấu khiến cô gái 30 tuổi mắc suy thận độ 3
Nữ Tiktoker chia sẻ, cô thường xuyên lặp lại 3 thói quen xấu này từ khi còn trẻ:
Ảnh minh họa
- Cô rất đam mê ăn thịt nướng. Nhưng cũng vì ăn quá nhiều dẫn đến thận không lọc được đạm, cuối cùng gây suy thận.
- Cô quá thích uống nước đá, bất chấp trời nóng hay lạnh. Điều đó gây viêm họng kéo dài, cuối cùng ảnh hưởng đến thận.
- Cô đã thức khuya trong thời gian dài. Kể từ ngày còn đi học, cô đã vừa học vừa làm, mỗi đêm chỉ ngủ 2-3 tiếng, điều đó khiến thận hoạt động quá tải.
Nói về dấu hiệu phát hiện bệnh, cô cho biết các dấu hiệu không quá rõ ràng. Đến khi suy thận trở nặng thì cô mới nhận thấy các dấu hiệu như nước tiểu nhiều bọt, màu sắc nước tiểu hơi đỏ, dễ bị đau lưng, dễ bị cảm, bị đau mắt, huyết áp tăng cao...
Hiện tại mỗi tháng, Yến chi khoảng 5 triệu tiền mua thuốc, đồng thời phải đến bệnh viện 1 tháng/lần để kiểm tra các chỉ số về thận.
Dấu hiệu sớm của bệnh suy thận, cần được khám sớm
Theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng của bệnh thận giai đoạn đầu khó phát hiện. Tuy nhiên, bệnh thận mạn tính vẫn có thể gây tổn thương cho dù người bệnh cảm thấy khỏe mạnh và các triệu chứng xuất hiện có thể khác nhau ở mỗi người.
Người bệnh nên sớm đi khám thận ngay khi có dấu hiệu tiểu ít, sưn phù tay chân, khó thở… Người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, bệnh tim mạch, tăng phốt phát máu, tăng kali máu, tích tụ nước trong cơ thể. Chất lượng cuộc sống, công việc, tinh thần người bệnh cũng chịu nhiều tác động.
Dù suy thận và bệnh thận mạn không thể hồi phục, tuy nhiên với chẩn đoán và điều trị thích hợp, người bệnh vẫn có thể sống lâu mà không có những thay đổi đáng kể về chất lượng cuộc sống.
8 thói quen nên duy trì để phòng ngừa suy thận hiệu quả
Bệnh suy thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh, cụ thể như sau:
Ảnh minh họa
Quản lý các bệnh khác một cách hiệu quả: Bệnh tiểu đường và cao huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh. Vì thế, nên theo dõi bệnh chặt chẽ, tuân thủ phác đồ điều trị…
Thận trọng khi dùng thuốc không kê đơn: Bởi dùng liều quá cao (ngay cả những loại thuốc thông thường như aspirin, ibuprofen và naproxen) cũng có thể tạo ra lượng độc tố cao trong một khoảng thời gian ngắn, khiến cho thận bị quá tải.
Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến bệnh thận, chẳng hạn như tiểu đường và huyết áp cao.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bao gồm ăn ít đường và cholesterol, giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả.
Giảm lượng muối nạp vào: Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp, dễ dẫn đến tình trạng suy thận.
Uống đủ nước: Mất nước khiến giảm lưu lượng máu đến thận, có thể làm hỏng thận. Do đó, uống đủ nước là một trong những thói quen tốt cho cho thận luôn được bác sĩ khuyến khích thực hiện.
Hạn chế rượu bia, nói không với thuốc lá: Rượu làm tăng huyết áp. Đồng thời lượng calo dư thừa cũng có thể khiến bạn tăng cân. Bên cạnh đó, hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến thận, ảnh hưởng đến chức năng thận ở những người có hoặc không có bệnh thận.
Tập thể dục thường xuyên: Các môn thể thao có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý. Người bệnh nên chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như bơi lội, đi bộ và chạy…
Nguồn: [Link nguồn]
Tin rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đã ăn mật cá trắm nhưng đều bị ngộ độc nặng. Hiện các bệnh nhân đang phải lọc máu, điều trị tích cực...