Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19: Giải mã tin đồn về ‘bí quyết’ để không sốt, không đau

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Hàng ngày, bác sĩ gặp không ít các tin nhắn hỏi về chuyện đau mỏi cơ và sốt sau tiêm vaccine COVID-19 từ những người... sắp tiêm, những người đã tiêm mũi 1 và chuẩn bị tiêm mũi 2.

Đây là hậu quả của việc "truyền miệng" cùng với những nỗi sợ mơ hồ về các tác dụng phụ vốn dĩ thông thường sau tiêm của bất cứ loại vắc-xin nào. Vì nhiều người có suy nghĩ và cùng đặt một câu hỏi như vậy nên cụm từ sốt, mỏi, sưng, đau sau tiêm vắc-xin đã trở thành nỗi lo thái quá của một số người.

Cách phản ứng của cơ thể với vắc-xin mỗi người khác nhau. Bởi, mỗi con người là duy nhất, nên dù có cấu tạo giống nhau, hoạt động giống nhau nhưng cách phản ứng với các vật chất kích thích sinh kháng thể (còn gọi là kháng nguyên) có đôi chút khác nhau.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai

Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai

Tiêm mũi 2 vắc-xin COVID-19, đừng nghe theo kinh nghiệm vì "nghiệm lại sẽ kinh"

Có người phản ứng mạnh, có người phản ứng nhẹ và khả năng sinh kháng thể bảo vệ mỗi người cũng khác. Tuy nhiên phản ứng sinh kháng thể với liều vắc-xin khuyến cáo là tương đồng cho cộng đồng.

Cách phản ứng khác nhau này cũng là lý do tại sao khi nhiễm COVID-19, có người tổn thương phổi nặng phải thở máy, rồi ECMO, người khác lại nhẹ đến không cần điều trị gì đặc hiệu cũng khỏi.

Việc tiêm vắc-xin thế nào và phối hợp ra sao, các văn bản của Bộ Y tế nêu rất rõ ràng, chi tiết. Trong phạm vi bài bác sĩ chỉ đề cập đến tác dụng ngoại ý sau tiêm.

Sốt, mỏi, sưng đau… là phản ứng rất bình thường sau tiêm vắc-xin.

Sốt, mỏi, sưng đau… là phản ứng rất bình thường sau tiêm vắc-xin.

Hầu hết các phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 đều xuất phát từ phản ứng viêm: Viêm tại chỗ và viêm toàn thân. Nói chung gần giống hệt vắc-xin cúm mùa. Các phản ứng này chỉ xuất hiện 1-2 ngày rồi hết mà không cần phải can thiệp gì cả. Còn lại là vài phản ứng miễn dịch hiếm gặp khác, như giảm tiểu cầu, vi huyết khối… Những loại này thì nên gặp bác sĩ để tư vấn thêm.

- Triệu chứng viêm tại chỗ chính là sưng đau tại chỗ tiêm. Một số người bị nổi hạch tại gần chỗ tiêm. Với trường hợp này thì chỉ cần tự chườm mát sẽ hết sau 1 vài ngày.

- Phản ứng viêm toàn thân chính là cơn sốt, kèm đau mỏi cơ toàn thân. Với phản ứng này thì cơ thể sẽ khá mệt. Lúc này thì nên dùng thuốc hạ sốt để giảm bớt sự khó chịu.

Lần tiêm mũi vắc-xin COVID-19 đầu tiên, bác sĩ cũng không có phản ứng gì. Nhưng đến mũi 2 thì đau mỏi người, sốt 1 ngày. Nhưng ngược lại, nhiều người khác thì mũi một nằm 3 ngày, sốt cao, uống thuốc hạ sốt ngày 4 lần, đến mũi hai, lại như không có chuyện gì xảy ra. Thế nên chúng ta không nên tin các lời khuyên từ kinh nghiệm bởi "nghiệm lại mà kinh".

Uống paracetamol phòng sốt, đau trước khi tiêm vắc-xin - vô tác dụng

Nhiều người gửi tin nhắn hỏi bác sĩ có nên làm theo các lời khuyên trên mạng xã hội là uống trước 1 - 2 viên thuốc hạ sốt thành phần paracetamol trước khi tiêm vắc-xin để… phòng sốt có được không?.

Paracetamol có tác dụng kìm hãm các chất hóa học gọi là Prostaglandin. Đây là chất kích thích gây tăng thân nhiệt và phản ứng đau.

Chất này sinh ra khi cơ thể có phản ứng với tác nhân gây bệnh hoặc phản ứng với kháng nguyên từ vắc-xin. Khi Prostaglandin chưa được kích thích sinh ra, thì thuốc không có tác dụng. Paracetamol là hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau ở mức độ vừa phải và an toàn.

Uống paracetamol phòng sốt là vô tác dụng.

Uống paracetamol phòng sốt là vô tác dụng.

Sau khi vào cơ thể, paracetamol sẽ vào máu và chuyển hóa ở gan. Thời gian có tác dụng thường chỉ trong 4 – 6 giờ. Do đó, việc uống thuốc trước khi tiêm vắc-xin không có tác dụng dự phòng sốt. Chưa kể, sau tiêm khoảng 6- 8 giờ đáp ứng miễn dịch mới bắt đầu xuất hiện. Như vậy cơ thể chúng ta phải chuyển hóa thuốc thừa một cách không cần thiết.

Vì thế, phải uống đúng thời điểm và đúng hàm lượng, nghĩa là khi nào đau và sốt hãy uống, còn không thì thôi.

Lý tưởng là mỗi lần uống từ 10-15mg/kg cân nặng và mỗi lần uống cách nhau mỗi 4 – 6 giờ.

Hầu hết người Việt đều có cân nặng từ 50 - 70kg nên lượng paracetamol thông thường sẽ rơi vào khoảng giữa 500-1000mg và nên sử dụng đường uống. Dạng đơn chất có hiệu quả hạ sốt tốt hơn dạng phối hợp. Ðối với người bệnh không uống được, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng.

Để mong muốn có tác dụng tốt, thường chúng ta có xu hướng tăng liều hơn so với khuyến cáo, như vậy sẽ tăng gánh nặng chuyển hóa cho tế bào gan.

Một số biệt dược dưới dạng phối hợp các hoạt chất nhằm mục đích tăng cường hiệu quả giảm đau mà không phải tăng liều, những dạng này cũng cần phải có sự tư vấn của nhân viên y tế. Do vậy, bác sĩ thường xuyên khuyên mọi người nên làm theo hướng dẫn và khuyến cáo. Nên uống đúng liều chỉ định.

Một số người cực đoan hơn, cho rằng đau mỏi, sốt thì cứ để như vậy mới tốt. Nhầm lẫn tai hại, bởi thuốc được sinh ra để giảm bớt sự khó chịu, đau mỏi cũng là 1 trạng thái stress cần phải giải tỏa nếu không có hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt, thuốc dù không kê đơn cũng phải dùng đúng thời điểm và đúng liều, không được lạm dụng. Liều phù hợp để lá gan không bị tổn thương. Dùng đúng thời điểm để kiểm soát triệu chứng cho tốt. Nắm vững cơ bản, có thể áp dụng vào đời sống thường ngày để an toàn khoẻ mạnh.

Tiêm mũi 2 vắc-xin phòng COVID-19 ở địa phương khác nơi tiêm mũi 1 có được hay không?

Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) đã giải đáp thắc mắc về trường hợp người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS Ngô Đức Hùng ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN