Tiếc con lợn chết, người đàn ông 55 tuổi rước bệnh, nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao sau khi ăn thịt lợn chết.

Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận bệnh nhân Hà Văn H (55 tuổi, huyện Văn Bàn) sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao sau khi ăn thịt lợn chết.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, vào khoảng 20 giờ tối 30/5/2024, ông Hà Văn H ăn thịt lợn chết được nuôi tại nhà đã nấu chín với số lượng ít. Sau ăn khoảng 6 giờ, bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng như: nôn nhiều, tiêu chảy liên tục, hoa mắt, chóng mặt.

Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn và được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn; được xử lý truyền dịch vận mạch và chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.

Bệnh nhân được chăm sóc tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Ảnh: Báo Lào Cai

Bệnh nhân được chăm sóc tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Ảnh: Báo Lào Cai

Quá trình khám và theo dõi bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho thấy bệnh nhân tỉnh, mệt, khó thở, da tái lạnh, mắt trũng, khát nước, tim nhịp nhanh… Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, rối loạn cân bằng nước điện giải và thăng bằng kiềm toan, suy hô hấp, tiêu chảy, rối loạn chức năng, nhiễm trùng huyết không xác định, hẹp van ba lá, nhiễm độc thức ăn do độc tố của vi khuẩn…

Bệnh nhân H đã được đặt ống nội khí quản, thở máy, chuyển lọc máu. Qua 3 ngày điều trị tích cực, diễn biến bệnh của bệnh nhân vẫn nặng, nguy cơ tử vong cao.

BSCKI Trương Ngọc Dũng (Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai) khuyến cáo, người dân không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh.

Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề, đặc biệt là thức ăn từ động vật chết không rõ nguyên nhân, bởi tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo L.Vũ (th) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN