Tia cực tím gây ung thư da như thế nào

Sự kiện: Ung thư da Ung thư
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trong ánh nắng mặt trời có một dải tia UV còn gọi tia cực tím, chứa rất nhiều tia UVA và tia UVB là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kích thích gây ung thư da.

Bác sĩ Ngọc Oanh, khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ung thư da hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào da và dễ xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với nắng mặt trời. Có ba loại ung thư da phổ biến, gồm ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố da.

Ba loại tia UV

Tia UVA:

- Có khả năng xuyên sâu hơn so với tia UVB, có thể làm thay đổi ở mô liên kết và dẫn đến tổn thương không thể hồi phục, đồng thời sinh ra các gốc tự do làm hại tế bào da.

- Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng từ 10h đến 13h hàng ngày, làn da có nguy cơ cao gặp những tổn thương liên quan đến rối loạn sắc tố, ung thư da, ung thư ác tính.

Tia UVB:

- Chủ yếu gây đỏ da, tăng sinh tình trạng lão hóa và kích thích ung thư da phát triển.

- Tia UVB có cường độ cao trong thời gian từ khoảng 10h đến 15h mỗi ngày.

Tia UVC:

- Là tia có bước sóng ngắn nhất và năng lượng cao nhất trong ba loại tia UV.

- UVC nguy hiểm nhất đối với con người nhưng thực tế đã bị ngăn chặn bởi tầng ozon ở trên nên không có khả năng gây hại.

Hình ảnh đặc trưng của nốt ruồi không đối xứng cảnh báo ung thư da. Ảnh: American Academy of Dermatology

Hình ảnh đặc trưng của nốt ruồi không đối xứng cảnh báo ung thư da. Ảnh: American Academy of Dermatology

Vị trí ung thư da

- Ung thư da chủ yếu ở những vùng da tiếp xúc nhiều với nắng mặt trời như đầu, mặt, môi, cổ, tai, ngực, cánh tay, bàn tay và vùng chân.

- Một số vùng da ít tiếp xúc nắng như lòng bàn tay, phần dưới của móng tay hoặc móng chân, vùng sinh dục, cũng có thể bị ung thư.

Dấu hiệu nhận biết ung thư da:

- Các mảng da sần sùi, thô cứng, có hiện tượng đóng vảy, màu sắc chuyển dần từ màu nâu sang màu hồng đậm hoặc nâu, đen.

- Da xuất hiện những vùng màu đỏ cứng, xỉn màu, lõm ở vùng trung tâm hoặc bị loét lâu ngày không lành.

- Trên da có những nốt tổn thương u tròn, mềm, nhìn trong mờ, hoặc da xuất hiện đột ngột những đốm tối màu không rõ viền giống nốt ruồi.

Phòng ngừa

- Để hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên dùng kem chống nắng, mặc quần áo dài tay để che chắn.

- Với kem chống nắng, nên lựa chọn loại có chỉ số SPF từ 30 trở lên, bôi kem trước khi ra ngoài khoảng 15-30 phút.

- Người thường xuyên hoạt động ngoài trời cần bôi mỗi hai tiếng/lần.

- Tránh bôi lượng kem quá dày dẫn đến hiện tượng vón cục, bít tắc lỗ chân lông, gây mụn.

- Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đi khám định kỳ da liễu 1-2 lần/năm để phòng ngừa và loại trừ những trường hợp ung thư da.

- Khi có những biểu hiện bất thường xuất hiện ở trên da như các vết loét, nốt u da có tính chất đổi màu, nốt ruồi thay đổi bất thường kích thước, màu sắc, nên lưu ý và đến chuyên khoa da liễu kiểm tra.

Móng tay tím đen, dần dần lở loét, chảy máu, tuy nhiên người phụ nữ đi khám, điều trị cả năm vẫn không khỏi. Mới đây, bác sĩ mới phát hiện người bệnh bị ung thư da

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuệ Minh ([Tên nguồn])
Ung thư da Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN