Thường xuyên tê bì cánh tay lúc ngủ có thể là tín hiệu cảnh báo của 4 căn bệnh nguy hiểm
Nếu đã cải thiện tư thế ngủ nhưng tình trạng tê bì cánh tay vẫn không thuyên giảm thì nên lưu ý tới những căn bệnh này.
Trong cuộc sống hằng ngày, không ít người thường xuyên gặp phải tình trạng tê bì cánh tay khi ngủ. Đặc biệt đối với những người thích nằm sấp, hoặc hay đè lên cánh tay khi nằm nghiêng sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu ở tay không được thông suốt, gây ra hiện tượng trên. Tuy nhiên chỉ cần bạn điều chỉnh đúng tư thế ngủ thì tình trạng tê mỏi sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Vậy nhưng nếu nằm ngủ đúng tư thế mà cánh tay vẫn tê bì thì cần phải cảnh giác vì có thể nó liên quan đến những căn bệnh sau đây.
Viêm dây thần kinh ngoại biên
Khi mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng tay tê mỏi. Loại bệnh này là hậu quả của tổn thương dây thần kinh ngoại vi gây ra các hiện tượng yếu, tê bì, đau nhức thường gặp ở tay chân. Đây là căn bệnh phổ biến ở nữ giới trên 40 tuổi.
Hiện tượng đau sẽ lan dần lên trên khiến cánh tay hoặc chân có biểu hiện tê rần, đau nhức. Bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy các cử động tay chân không phối hợp hoặc một loạt các triệu chứng khó chịu như teo cơ, yếu cơ và mất cảm giác.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính, khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Những bệnh nhân bị đái tháo đường cũng thường xuyên gặp tình trạng tê mỏi cánh tay khi ngủ.
Một khi bị bệnh, sức khỏe của dây thần kinh, mạch máu và các bộ phận khác sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời khả năng mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên cũng đặc biệt cao, dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân. Bên cạnh đó, tứ chi của bệnh nhân cũng thường hay có cảm giác như kiến bò và ngứa ran.
Nếu nguyên nhân của hiện tượng tê bì tay chân là do bệnh tiểu đường gây nên thì người bệnh còn gặp các triệu chứng đi kèm như ngứa da bất thường khi ngủ, dễ bị đổ mồ hôi ở phần trên cơ thể, đi tiểu nhiều, uống và ăn nhiều bất thường.
Xơ cứng mạch máu não
Xơ cứng mạch máu não dùng để chỉ một hiện tượng gây ra bởi sự suy giảm tính đàn hồi của các mạch máu, làm thu hẹp các lumen mạch máu trong não, từ đó ảnh hưởng tới tuần hoàn máu não. Đối với những người bị tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu lâu năm thì khả năng mắc bệnh xơ cứng mạch máu não sẽ đặc biệt cao.
Sau khi mắc phải căn bệnh này, lượng máu mà cơ thể vận chuyển được lên não sẽ bị giảm sút, dễ dẫn đến tình trạng não không được cung cấp đủ máu hoặc thậm chí hình thành các cục máu đông trong não. Thiếu máu cục bộ khiến cho hệ thần kinh trung ương bị rối loạn chức năng làm tay chân xuất hiện tình trạng tê bì, thiếu lực.
Đặc biệt khi người bệnh ngủ dậy sẽ cảm thấy hiện tượng tê tay rất rõ rệt, kèm theo đó là tình trạng tay chân thường xuyên bị lạnh, chóng mặt, nhức đầu hoặc suy nhược cơ thể, thiếu sinh lực và một số hiện tượng khác.
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là một bệnh lý mạch máu não cấp tính rất phổ biến. Trước khi đột quỵ cấp tính, mạch máu não của người bệnh thường bị tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc bị vỡ dẫn đến tình trạng máu cung cấp lên não không diễn ra bình thường. Điều đó gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như tê bì tay hoặc tê một chi.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, một khi tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng rất rõ ràng như buồn nôn, nôn mửa, miệng vẹo, mờ mắt và liệt.
Ngoài 4 căn bệnh trên, hiện tương tê bì tay khi ngủ cũng có thể xảy ra với những người bị thoái hóa đốt sống cổ. Vì vậy, bạn nên phán đoán dựa trên những triệu chứng khó chịu khi bệnh phát tác và nhanh chóng đi bệnh viện khám. Chỉ khi được áp dụng các phương pháp khoa học để điều trị theo căn nguyên của bệnh thì hiện tượng này mới được cải thiện đến mức tối đa, đồng thời giúp cải thiện và giữ gìn sức khỏe của bản thân.
Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao và không kiểm soát được. Đây là một căn bệnh rất phức...
Nguồn: [Link nguồn]