Thực phẩm là "sát thủ" với người bị mỡ máu cao, biết mà tránh kẻo ân hận mấy cũng muộn
Mỡ máu tăng cao gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến mạch não. Chế độ ăn rất quan trọng, giúp người bị mỡ máu cao kiểm soát bệnh hiệu quả.
Người bệnh mỡ máu cao nên kiêng các loại thực phẩm giàu cholesterol
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với người bị mỡ máu cao (rối loạn lipid máu). Bởi các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa các phân tử mỡ xấu khi đi vào cơ thể, không phân hủy hết dẫn đến lắng đọng tại thành mạch. Từ đó gây ra xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…
Ngược lại, trường hợp ăn uống khoa học, không những đánh tan được lượng mỡ thừa tích tụ lâu năm mà còn ngăn ngừa tình trạng máu nhiễm mỡ, thậm chí gan nhiễm mỡ. Do đó, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống cho người mỡ máu cao, vừa ngăn ngừa biến chứng, vừa bảo vệ sức khỏe.
Dưới đây là những thực phẩm được coi là ‘sát thủ’ với người bị mỡ máu cao, biết để tránh xa kẻo rước thêm bệnh vào thân.
Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, da, gan, nội tạng động vật, trứng gà, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật...
Chất béo (lipid) no
Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân mỡ máu.
Muối
Người bị mỡ máu cao nên giảm lượng muối trong đồ ăn xuống dưới 6g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Đồ uống có cồn
Người bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa sử dụng các loại đồ uống có cồn và hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt. Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá có thể giúp cải thiện chỉ số HDL-cholesterol, và ngăn ngừa nguy cơ tim mạch
Nước ngọt
Nghiên cứu đã phát hiện hóa ra kẻ thù số một của mức mỡ máu là đường. Nó thậm chí còn tác hại hơn cả chất béo bão hòa trong việc làm tăng cholesterol và nguy cơ bệnh tim tổng thể.
Chế độ ăn uống nhiều đường và đồ uống có đường làm tăng mức cholesterol xấu và tăng mức chất béo trung tính, đồng thời làm giảm mức cholesterol tốt.
Ăn tối muộn
Khoảng thời gian ban đêm là lúc năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày, do cơ thể không còn vận động nhiều. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho năng lượng nạp vào không kịp tiêu hóa, tổng hợp lại thành cholesterol tích tụ trong các mô mỡ, thành mạch... Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
Thuốc lá
Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá có thể giúp cải thiện chỉ số cholesterol HDL-c, và ngăn ngừa nguy cơ tim mạch.
Món ăn nhiều bơ
Một số món ăn như bỏng ngô, bánh khoai tây nghiền hay các món ăn sử dụng bơ chứa nhiều cholesterol. Sử dụng nhiều gây nên béo phì và các bệnh lý tim mạch.
Nên thay đổi bằng dầu thực vật hoặc chỉ cho một lượng nhỏ để có một bữa ăn lành mạnh.
Các loại hải sản có vỏ
Tôm, cua, ốc, sò, giàu đạm, lượng cholesterol cao. Trong 85g tôm đã chứa tới 61mg cholesterol. Vì vậy bạn nên hạn chế các loại hải sản này để giảm nguy cơ mắc mỡ máu cao.
99% người không biết rằng, cách ăn đậu phộng bổ dưỡng nhất chính là ngâm cho đậu phộng nảy mầm.
Nguồn: [Link nguồn]