Thực phẩm “đe dọa” bé vào tuổi ăn dặm
Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
Trái cây ép
Dừng lại nếu bạn muốn cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây. Nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác (chỉ có trong trái cây nguyên vẹn). Mặc dù trái cây họ chanh như cam, quýt, bưởi… dồi dào vitamin C nhưng cũng chứa nhiều axit gây khó chịu cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm dễ gây dị ứng, vì vậy, các bác sỹ đặc biệt khuyên bạn chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm dễ gây dị ứng
Mật ong
Dùng mật ong trong năm đầu tiên có thể khiến bé gặp rắc rối. Mật ong chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê.
Dâu
Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin nên được thêm vào thực đơn của gia đình, nhưng không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng rất lớn đến bao tử bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.
Trứng
Đây là món ăn dễ làm và dễ ăn nhất. Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Thế nhưng, theo các bác sỹ nhi khoa, trứng được xếp vào danh sách những món ăn dễ gây dị ứng. Nếu muốn, bạn chỉ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng khi bé đã trên 7 tháng tuổi.
Bạn chỉ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng khi bé đã trên 7 tháng tuổi.
Sữa hộp
Khi bé lớn hơn một chút thì sữa hộp rất tốt cho sự phát triển cơ thể. Nhưng bé dưới một tuổi nên tránh xa chúng bởi nhiều lý do: bé chưa đủ khả năng để tiêu hóa sữa hộp và lượng protein, chất khoáng trong sữa gây ảnh hưởng đến thận, bảo tử và ruột bé. Kể cả khi bé lên một cũng chỉ được uống sữa hộp trong mức vừa phải. Và đừng quên phải kiểm tra xem bé yêu có bị dị ứng với nó không.