Thực hư việc uống rượu ngâm động vật, củ, rễ cây có tác dụng sung mãn

Nhiều người chia sẻ, uống rượu ngâm các loại động vật hay củ, rễ cây sẽ giúp quý ông chống các trục trặc như bất lực, xuất tinh sớm, di tinh, giảm sút ham muốn sinh hoạt vợ chồng... và dễ dàng thăng hoa trong chuyện “chăn gối”.

Về vấn đề này, TS.BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng cho biết, rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại: ngâm dược liệu và ngâm động vật. Các loại động vật hay được ngâm phổ biến là rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã, lộc nhung. Các loại thảo mộc thường được dùng như sâm linh chi, đinh lăng, cúc hoa, các loại sâm, hà thủ ô, chuối chát.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo thống kê của Bộ Y tế, nguyên nhân các vụ ngộ độc từ rượu trắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ chiếm khoảng 42%; rượu ngâm cây “thuốc” chiếm khoảng 36%; rượu ngâm động vật và phủ tạng, như: ong đất, tắc kè, mật động vật các loại khoảng 10%… Đây là một lời cảnh báo cho những người có sở thích uống rượu ngâm không rõ nguồn gốc.

Trong y học cổ truyền, nhiều loại rễ, củ cây rừng có tác dụng chữa bệnh rất tốt khi được sử dụng bởi người có kiến thức chuyên môn và sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Tuy nhiên, nếu không biết rõ tác dụng của từng loại rễ cây, củ cây rừng hoặc thâm chí động vật, người dân tuyệt đối không dùng để ngâm rượu uống, hoặc chế biến làm thực phẩm. Vì nếu sử dụng không cách hoặc đúng liều lượng có thể gây độc đối với thần kinh, tim mạch, hô hấp thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Trên thực tế, nhiều gia đình ngâm rượu bìm bịp còn nguyên con, nguyên lông, điều này rất nguy hiểm. Với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng. Dùng những động vật này để ngâm rượu nguyên lông nguyên cánh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các vi khuẩn và kí sinh trùng vào cơ thể.

Khi ngâm rượu, các nguyên liệu cần được chế biến kỹ càng, hợp vệ sinh, loại bỏ các bộ phận như nội tạng, lông với các con vật như bìm bịp, tắc kè cần nướng chin trước khi ngâm rượu. Làm sạch không chỉ giúp an toàn vệ sinh mà còn giúp rượu ngâm có mùi thơm dễ chịu, không bị tanh, rút ngắn thời gian ngâm để dược liệu có thể sử dụng nhanh hơn.

Ths.BS Phạm Minh Ngọc - Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết, trong Đông y có một số cây thuốc và vị thuốc dân gian giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý đàn ông. Phổ biến nhất có thể kể đến như ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung, phúc bồn tử, đương quy, hoài sơn…

Tuy nhiên, nam giới muốn dùng các loại dược liệu trên để phòng và trị bệnh, nâng cao sinh lý, cần phải sử dụng các vị thuốc đã được chế biến đúng cách. Đặc biệt, họ cần phải uống theo đơn của bác sĩ y học cổ truyền bởi nếu dùng quá liều sẽ không tốt cho sức khoẻ.

Cũng theo bác sĩ Ngọc, ngoài các vị thuốc Đông y, hiện nay, nhiều người thường có thói quen dùng rượu ngâm có nguồn gốc từ động vật với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể như: tắc kè, rắn, cá ngựa, bìm bịp, hải mã, hải sâm…

“Tuy nhiên, hiệu quả trong việc tăng cường sinh lý, bản lĩnh đàn ông của các loại rượu ngâm có nguồn gốc động vật vẫn chưa được kiểm chứng và chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh”, BS Ngọc nói.

Bác sĩ phân tích thêm, lợi ích của các loại rượu ngâm động vật vẫn chưa thấy rõ nhưng trước mắt việc sử dụng rượu đã đem lại nhiều nguy cơ. Rượu thuốc nếu uống tùy tiện sẽ gây ra ngộ độc, dẫn đến viêm gan, vàng da, suy thận, tăng huyết áp hoặc nhiễm khuẩn đường ruột…

Đặc biệt với các loại rượu ngâm động vật, nồng độ cồn sẽ bị giảm dần theo thời gian nên chất đạm tiết ra từ động vật có thể bị ôi, hư và nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn… từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông khó thở, co cứng chân sau chén rượu ngâm loại hạt này

Bệnh nhân nam 56 tuổi nhập viện trong tình trạng co cứng 2 chân, không đi lại được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Sức khỏe tình dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN